Xử lý chất thải trong chăn nuôi ở các hộ điều tra

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 49 - 52)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.6. Xử lý chất thải trong chăn nuôi ở các hộ điều tra

Chất thải trong chăn nuôi có liên quan rất lớn đến thực trạngô nhiễm môi trường khu vực xung quanh. Theo cách tính của chuyên gia Pháp, với quy mô nuôi 20 lợn nái, cho ăn thức ăn công nghiệp, hang năm số lượng phân đàn lợn thải ra khoảng 20m3. Ở Việt Nam, hầu hết các hộ đều sử dụng thức ăn tận dụng và sử dụng thêm chất độn chuồng nên lượng chất thải ra ngoài môi trường tăng gấp nhiều lần, khoảng 40-60 m3/năm.

Qua điều tra với cả 3 quy mô: chăn nuôi nhỏ, chăn nuôi gia trại và chăn nuôi trang trại chúng tôi thấy việc xử lý chất thải rất đa dạng, phụ thuộc vào nhận thức vàđiều kiện kinh tếcủa các hộ chăn nuôi. Hầu hết các hộ làm chuồng trại trong khuôn viên đất ở và trong khu dân cưnên đều xây dựng và sử dụng bể biogas trong việc xử lý chất thải chăn nuôi. Nhưng do xây dựng đã lâu nên bể đã bị hỏng, hoặc thể tích quá nhỏ so với lượng chất thải được thải ra (khi có hộ nuôi >15 con lợn hay 4-5 con bò) nên lượng chất thải dư thừa và chưa được xử lý rất nhiều, số này được để ngay cạnh chuồng lợn hoặc trong vườn, sau đó được đưa ra ruộng. Một số khác thì thải trực tiếp ra cống rãnh gần nhà gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước và không khí khu vực xung quanh do mùi phân, rác, nước thải bốc lên rất khó chịu. Thậm chí có hộ chuồng trại con ở cùng dãy hoặc ngay cạnh bếp, mỗi khi rửa chuông nước chảy trực tiếp ra vườn, rãnh, ruồi nhặng nhiều rất mất vệ sinh.

Kết quả điều tra xử lý chất thải thể hiện ở bảng 7. Qua bảng 7 cho thấy mặc dù điều kiện đất đai tại Long Biên không phải là hẹp nhưng chuồng trại chăn nuôi hầu hết vẫn nằm trong khu dân cư, các trại lợn nằm ngoài cánhđồng xa khu dân cư vẫn còn ít. Đa số đều sử dụng biogas nhưng tình trạng thải chất thải chăn nuôi trực tiếp ra ngoài môi trường vẫn còn rất nhiều, chiếm 50,32 %. Đây là các hộ chăn nuôi theo kiểu tận dụng diện tích

đất và nhân khẩu nhưng lại không làm ruộng, vì vậy mà lượng chất thải dư thừa do xử lý biogas không hết được thải trực tiếp ra cống rãnh chung.

Từ bảng7 cũng cho thấy, số hộ có hố chứa phân ngay cạnh chuồng hay ngoài vườn cũng chiếm tỷ lệ cao chiếm tới 49,68%. Đa số những hộ này vẫn chăn nuôi theo phương thức tận dụng, chuồng nuôi có cải tiến, có vị trí cho lợn ăn, nằm bằng bê tông hoặc gạch, có hố biogas nhưng thể tích nhỏ và có cả hố chứa phân ngay bên ngoài chuồng với mụch đích lấy phân chuồng để bón ruộng nên nguy cơ ô nhiễm môi trường càng cao, 100% các hộ đều không xử lý phân trước khi bón cho cây trồng.

Bảng 7:Kết quả điều tra thực trạngxử lý chất thải

Thải trực tiếp ra cống rãnh, ao hồ Có hố phân và rác thải ngoài chuồng nuôi STT Tên phường Số hộ Số hộ % Số hộ % 1 Cự Khối 10 3 30 7 70 2 Gia Thụy 12 8 66.67 4 33.33 3 Giang Biên 17 8 47.06 9 52.94 4 Long Biên 16 6 37.5 10 62.5 5 Ngọc Thuỵ 15 8 53.33 7 46.67 6 Phúc Đồng 10 8 80 2 20 7 Phúc Lợi 17 7 41.18 10 58.82 8 Sài Đồng 15 6 40 9 60 9 Thạch Bàn 11 7 63.64 4 36.36 10 Thượng Thanh 17 10 58.82 7 41.18 11 Việt Hưng 15 7 46.67 8 53.33 Tổng hợp 155 78 50.32 77 49.68

Trong số 155 hộ điều tra thì có 6 trang trại, các trại này đều nằm tách biệt ngoài cánh đồng và theo mô hình VAC. Chất thải của việc

cá. Đây là hình thức chăn nuôi rất hay, vừa tận dụng được nguồn thức ăn cho cá vừa tránh được việc gây ô nhiễm cho khu dân cư và môi trường. Tuy nhiên cần phải thường xuyên vệ sinh và thay nước cho ao cá nếu không cũng gây ô nhiễm không kém.

Ở các hộ điều tra nói riêng cũng nhưtoàn quậnLong Biên nói chung, ngoài xử lý chất thải bằng biogas được coi là tốt nhất vẫn chưa có phương pháp nào xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả hơn. Quận cũng chưa có quy định bắt buộc hộ chăn nuôi phải xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường mà chỉ là khuyến khích nên nguy cơ và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các phường có phong trào chăn nuôi phát triển rất cao.

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)