Kết quả điều tra về loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên.

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 55 - 58)

II. Đối với lợn: 200 – 250 ppm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Kết quả điều tra về loại hình, địa điểm xây dựng và điều kiện hoạt động của các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên.

động của các điểm giết mổ trên địa bàn quận Long Biên.

Theo quy định của Chính phủ, hoạt động kinh doanh giết mổ là “loại hình kinh doanh có điều kiện”. Ngoài ra, pháp lệnh thú y cũng quy định “việc giết mổ gia súc chỉ được thực hiện tại các cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đước sự đồng ý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y sở tại…” (Pháp lệnh thú y, 2004). Đồng thời việc xây dựng thiết kế cơ sở giết mổ (lò mổ, điểm giết mổ) phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5452 – 1991).

vệ sinh thú y cơ sở giết mổ do Cục Thú y hoặc Chi cục cấp tuỳ theo mục đích hoạt động. Dựa vào những quy định trên chúng tôi đã tiến hành điều tra 171 hộ tham gia giết mổ gia súc, gia cầm để đánh giá thực tế. Kết quả được trình bày ở bảng 9:

Trong tổng số 171 hộ tham gia hoạt động giết mổ có 98 hộ giết mổ ngay tại nhà chủ có gia súc bán, chiếm 57,3%. Còn lại 73 hộ giết mổ có địa điểm cố định (hay cơ sở giết mổ), chiếm 42,7%. Như vậy giết mổ tại nhà dân phổ biến hơn có thể do thiếu cơ sở vật chất và các điều kiện khác. Với các hộ tham gia hoạt động giết mổ có địa điểm cách đường giao thông chính <500m có 47 hộ, chiếm tỷ lệ 64,38%; >500m có 26 hộ, chiếm tỷ lệ 35,62%. Theo tiêu chuẩn vệ sinh thì các điểm giết mổ phải cách đườờnng giao thông chính >500m, g chỉ có 35,62% điểm đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Song các điểm giết mổ này đều nằm đan xen trong khu vực dân cư.

Xét về sự quản lý của nhà nước thì thấy 100% các hộ tham gia hoạt động giết mổ đều không có sự quản lý của nhà nước và không có giấy phép hành nghề kinh doanh và đồng thời cũng không chịu sự quản lý của cơ quan thú y một cách đúng mức bởi lẽ sự quản lý ở đây chỉ mang tính chất hợp lý hoá cho việc thu nộp thuế, còn lại về mặt chuyên môn, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thú y. Các điểm giết mổ trâu, bò, dê, cừu cũng không có sự quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

Cũng qua kết quả điều tra trên của chúng tôi cho thấy thực trạng quản lý kiểm soát giết mổ chưa được quan tâm. Mặt khác cũng phần nào thể hiện sự buông lỏng công tác kiểm soát giết mổ của chính quyền địa phương. Cơ quan thú y chưa thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của mình tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương trong việc quy hoạch xây dựng, quản lý hoạt

B

Bnngg99::LLooiihhììnnhh,,đđaađđiimmxxââyyddnnggvvààđđiiuukkiinnhhoottđđnnggccaaccááccđđiimmggiiếếttmm

Loại hình giết mổ Cách đường giao thông chính (m)

Quản lý của cơ quan có thẩm quyền

Giấy phép hành nghề, giấy phép

kinh doanh Điểm giết mổ GM tại

nhà chủ bán gia súc Điểm giết mổ <500 >500 Có sự quản lý của nhà nước Có sự quản lý của trạm thú y Không Gia cầm 0 64 45 19 0 30 30 34 Lợn 98 05 0 05 0 0 0 103 Trâu, bò 0 01 01 0 0 0 0 01 Dê 0 03 01 02 0 0 0 03 Tổng hợp (171 hộ điều tra) 98 73 47 26 0 30 30 141 Tỷ lệ (%) 57,31 42,69 64,38 35,62 0,00 17,54 17,54 82,46

các chủ hộ giết mổ. Do đó ý thức chấp hành pháp luât của chủ cơ sở giết mổ chưa cao. Vì vậy, thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và có nhiều nguy cơ gây ngộ độc do thực phẩm là điều không tránh khỏi. Các hoạt động giết mổ tự phát không có sự quản lý chặt chẽ này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân là tất yếu.

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội” (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)