Vitami nK :

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI (Trang 26 - 27)

Hay còn gọi là Philoquinon.

Từ năm 1929, Dam đã đưa ra nhận xét rằng ở gà con nuôi bằng thức ăn tổng hợp đặc biệt xuất hiện các triệu chứng như chảy máu ở ống tiêu hoá hoặc ở cơ. Tới năm 1934, Dam chứng minh rằng yếu tố hoạt động bảo vệ được gà con khỏi các triệu chứng bệnh lý nói trên có

tính chất hoà tan trong chất béo và dung môi của chất béo. Yếu tố chống chảy máu đó được đặt tên là vitamin K (Koagulation vitamin). Người ta đã tách được các loại vitamin K1 và vitamin K2. Chúng là dẫn xuất của naphtoquinon.

Cấu tạo của K2 chỉ khác K1 ở phần nhánh bên. Nó chứa từ 30 tới 45 nguyên tử bên trong, khi đó nhánh bên của vitamin K1 chỉ chứa tới 20 nguyên tử cacbon. Vitamin K1 hình thành chủ yếu trong thực vật, còn vitamin K2 là sản phẩm của các vi khuẩn gây thối. Đồng thời các thí nghiệm trên gà con nói trên người ta đã thử tác dụng một số dẫn xuất của naphtoquinon đơn giản hơn vitamin K1 và vitamin K2 đó là chất 2-metyl-1,4-naphtoquinon. Chất này tỏ ra có hoạt tính tương đương với vitamin K1 và được gọi là vitamin K3.

Năm 1942, Paladin đã tổng hợp được một hợp chất gọi là vicasol, hợp chất này hoà tan trong nước, hoạt tính chống đông máu vượt hơn cả vitamin K1 và vitamin K2.

Vitamin K1 là chất màu vàng nhạt, kết tinh ở nhiệt độ -200C, còn vitamin K2 là tinh thể vàng nóng chảy ở 520C. Vitamin K1 và K2 không tan trong nước mà chỉ tan trong trong chất béo và các dung môi như ete, rượu etylic, benzene, acetone…

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VITAMIN VÀ CHẤT KHOÁNG TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w