Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại VN vào năm 1995, tính đến năm 2010 này, Cty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức bước vào tuổi 15. Mười lăm năm (chính xác hơn là mới có 14 năm hoạt động) với một doanh nghiệp là khoảng thời gian quá ngắn ngủi, song Công ty liên doanh Toyota gần như đã có được cái nhìn khá đầy đủ về những thuận lợi cũng như mặt khó khăn mà môi trường đầu tư ở đây mang lại.
Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, nhiều lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khu vực. Các nhân tố như nguồn nhân lực dồi dào, giá thành sản xuất thấp, sự thân thiết và gần gũi về lối sống, nếp nghĩ của người Việt và người Nhật.... cho
thấy thị trường đầu tư Việt Nam đều vượt trội. Đất nước ta hiện đã tạo được những điều kiện thuận lợi cơ bản để cho việc đầu tư sản xuất ô tô ngày càng phát triển. Hiện nay chúng ta đã cho phép tới 14 liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô từ một số nước ngoài vào, trong đó dễ nhận thấy phần lớn là các nhà đầu tư Nhật Bản. Mội trường đầu tư được cải thiện nhanh chóng đã tạo nên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Hơn nữa, so với các nước châu Á khác thì sự rủi ro ở Việt Nam ít hơn so với các nước láng giềng. Cách đây vài năm về trước, Trung Quốc là thị trường đầu tư số một của Toyota và các nhà đầu tư từ các nền kinh tế phát triển khác, tuy nhiên hiện nay môi trường đầu tư Trung Quốc đang ngày càng kém hấp dẫn trong khi đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn hơn.
Toyota đánh giá cao về chất lượng lao Việt Nam. Họ nói người Việt Nam rất thông minh, những người tốt nghiệp đại học đều có năng lực làm việc tốt.
Tuy nhiên Toyato còn chỉ ra rằng còn nhiều việc phía Việt Nam cần làm để đạt được sự hoàn thiện hơn nữa. Chẳng hạn như Việt Nam cần phát triển các ngành phụ trợ và các doanh nghiệp ''vệ tinh cho công nghiệp ô tô. Toyota phải nhập khẩu gần như toàn bộ các cấu kiện, bộ phận cần thiết và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp ở Việt Nam. Quy mô nhỏ của thị trường khiến Toyota không hào hứng với việc đầu tư phát triển các ngành phụ trợ, đơn giản vì sẽ không có hiệu quả kinh tế. Đến năm 2008, hãng Toyota vẫn chưa thể mua nổi một con ốc ''made in Vietnam'' đạt chuẩn để phục vụ cho việc lắp ráp xe ô tô. Trong khi đó, nhìn sang Thái Lan, vài năm gần đây họ đã rất tự hào vì đã trở thành một nơi cung cấp đáng tin cậy một số loại cấu kiện, bộ phận cho ngành ô tô trong toàn khu vực.
Bên cạnh đó, thị trường ô tô Việt Nam vẫn là một thị trường nhỏ bé bởi mức sống thấp và sức mua hạn hẹp. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ít nhất 3.000 USD/năm trở lên và có dân số tương đối khá mới có sức tiêu thụ ô tô đáng kể để đầu tư cho ngành này. Tuy nhiên, vào thời điểm Toyota đang đầu tư mạnh mẽ cho Việt Nam thì thu nhập bình quân đầu người tại nước ta chỉ mới vài trăm USD/năm.
Toyota vẫn chưa thực sự hài lòng về thủ tục hành chính khá lòng vòng của Việt Nam. Các thủ tục hải quan ở Việt Nam vẫn còn phiền hà. Nếu việc lưu thông hàng hóa và tiền tệ được thông thoáng sẽ đóng góp tốt hơn cho sự phát triển của Toyota Việt Nam. Theo ông Nobuhiko Murakami, Tổng giám đốc Công ty Ôtô
Toyota Việt Nam (TMV), việc rất nhiều chính sách mới có hiệu lực trong thời gian năm 2009 đã tác động không tốt với ngành sản xuất lắp ráp ô tô. Những tác động tiêu cực từ suy giảm kinh tế và sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế xảy ra gần như đồng thời đang tạo ra một môi trường kinh doanh rất không ổn định và bất lợi cho tất cả thành viên VAMA (bao gồm Toyota) , sản lượng và doanh số bán bị sụt giảm trầm trọng, lượng xe tồn kho mạnh, phải cắt giảm nguồn nhân lực.