IV.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TOYOTA VIỆT NAM 1.Đóng góp cho ngành sản xuất ô tô Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài “Đầu tư của Toyota ở Việt Nam” pdf (Trang 42 - 53)

Toyota là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đặt chân vào ngành ôtô Việt Nam vào tháng 9 năm 1995. Cùng năm đó, Ford cũng đầu tư vào Việt Nam nhưng phải đến năm 2007, Ford mới có nhà máy đầu tiên của mình ở Hải Dương. Một năm sau, “người đồng hương” Honda mới xuất hiện trên thị trường nước ta nhưng chỉ với tư cách là nhà sản xuất xe máy. Phải đến năm 2005, tức là 10 năm sau đó, Honda mới nhận được giấy phép của Bộ kế hoạch và đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam.

a.Thành công của Toyota trong kinh doanh

Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, tính đến năm 2010 này, Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức bước vào tuổi 15. Mười lăm năm (chính xác hơn là mới có 14 năm hoạt động) với một doanh nghiệp là khoảng thời gian quá ngắn ngủi, song với một thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới, với kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên, TMV luôn đứng ở vị trí số một trong “làng” ô tô Việt Nam. Không chỉ vậy, bằng những hành động thiết thực - TMV đang kiên trì theo đuổi một lộ trình hướng tới mục tiêu: Góp phần vào việc xây dựng một ngành công nghiệp ôtô thực sự cho Việt Nam.

Số vốn đầu tư ban đầu của Toyota vào Việ Nam là trên 49 triệu USD, nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, TMV đã không ngừng mở rộng đầu tư để tăng cường năng lực sản lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Tiếp tục quá trình mở rộng để tăng công suất nhà máy và chất lượng sản phẩm, năm 2007 TMV đầu tư 22 triệu và năm 2008 thêm 19 triệu USD, nâng tổng số vốn lên 121,119 triệu USD, tổng số tiền đầu tư của TMV từ ngày đầu thành lập đến tháng 2 năm 2010 là xấp xỉ 122 triệu USD. Như vậy chỉ trong 14 năm hoạt động ở thị trường Việt Nam số vốn của Toyota ở thị trường nước ta đã tăng hơn 2,48 lần.

14 năm qua là thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất của TMV. Từ chỗ chỉ sản xuất được 2 xe/ngày (năm 1996), đến năm 2009, năng lực sản xuất đã đạt con số ấn tượng 140 xe/ngày. Quy mô sản xuất cũng vì thế mà liên tục được điều chỉnh tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, từ 212 xe khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động năm 1996, lên trên 5.000 xe vào năm 2001, đến năm 2005 con số này là 15.000 xe, và năm 2009 là 30.000 xe.

Đặc biệt, năm 2009 là năm đầy thách thức đối với hoạt động sản xuất nhưng cũng là một năm thể hiện sự linh hoạt và nỗ lực của TMV trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng. Khó khăn xuất hiện từ cuối năm 2008 và kéo dài trong cả quý I và đầu quý II/2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc tăng thuế khiến lượng xe bán ra sụt giảm, nhưng khi Chính phủ có các biện pháp kích cầu kinh tế, TMV đã khẩn trương và linh hoạt áp dụng các biện pháp điều chỉnh kế hoạch, đẩy mạnh sản xuất. Kết quả là sản lượng sản xuất được phục hồi trong thời gian ngắn và tăng nhanh vào những tháng cuối năm, cụ thể từ 50 xe/ngày (tháng 4) lên 90 xe/ngày (tháng 6), 100 xe/ngày (tháng 7), 115 xe/ngày (tháng 8), 120 xe/ngày (tháng 9) và đỉnh điểm là trên 140 xe/ngày trong tháng 12, đưa đến kết quả sản xuất của công ty trong năm 2009 là 28.004 xe – một kỷ lục mới về sản xuất từ khi công ty thành lập đến nay. Doanh số bán của TMV đã đạt 30,110 xe, chiếm 25.2% thị phần, tăng trưởng 23% so với năm 2008.

Doanh nghiệp Năm

Toyota Honda Ford

2008 24502 3702 6479

2009 30110 4215 8286

Bảng: So sánh doanh số bán hàng của ba hãng ôtô lớn ở thị trường Việt Nam

(Đơn vị: chiếc) (Nguồn: Toyota Ford Vietnamnet)

Nhờ những nỗ lực trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, TMV liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng rất cao (thấp nhất là 21% vào năm 2008). Doanh số bán cộng dồn của TMV trong giai đoạn 1996-2009 đạt trên 14.400 xe, dẫn đầu với 40% tổng thị trường ôtô Việt Nam nói chung (cả lắp

ráp CKD và nhập khẩu CBU). Các sản phẩm của Toyota đều chiếm thị phần cao trong từng phân khúc xe trên thị trường.

Biểu đồ:Tăng trưởng doanh số bán hàng của TMV trong 10 năm từ 1999-2009

(Nguồn: http://www.toyotavn.com.vn/news/views/17/1092)

b.Thành công trong lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng

Trong năm 2008, các trạm dịch vụ của Toyota đã đón gần 437560 lượt xe vào làm dịch vụ, tăng 24% so với năm 2007. Đến năm 2009, con số này đã được nâng lên 515000 lượt, tăng 18% so với 2008. Năm 2009, TMV cũng đã mở thêm 4 đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước bao gồm Toyota Phú Mỹ Hưng HCM, Toyota Cần Thơ, Toyota Hà Đông và Toyota An Sương HCM, nâng tổng số các đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền lên con số 23.

TMV cũng không ngừng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Năm 2008, TMV đã giữ được vị trí dẫn đầu về chỉ số hài lòng khách hàng về bán hàng (SSI) theo khảo sát của công ty dịch vụ cung cấp thông tin marketing nổi tiếng toàn cầu J.D Power. Năm 2009, TMV đã mời nhiều khách hàng thân thiết tham dự chuyến du lịch Đà Lạt và đêm nhạc hội Toyota.

Biểu đồ: Biểu đồ tăng trưởng của dịch vụ bảo dưỡng và chăm sóc xe của TMV.

(Nguồn: http://www.toyotavn.com.vn/news/views/17/1092)

c.Thành công trong lĩnh vực xuất khẩu và nội địa hóa

Năm 2008 giá trị xuất khẩu của TMV đạt trên 24.8 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu của trung tâm xuất khẩu Toyota đạt trên 92 triệu USD sau hơn 4 năm Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô của TMV được chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của TMV bao gồm: van tuần hoàn khí xả, ăng ten, và bàn đạp chân ga đã được xuất khẩu sang 10 nước đang sản xuất xe đa dụng toàn cầu của Toyota: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan. Ngoài những phụ tùng xuất khẩu sử dụng cho các dòng xe đa dụng toàn cầu, TMV còn xuất khẩu bàn đạp chân ga cho cho xe Vios, Yaris, Altis và Hiace. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm. Đến năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng của TMV vẫn đạt xấp xỉ 20 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên trên 110 triệu USD.

Trong những năm gần đây, nhờ hoạt động của Xưởng Dập và Xưởng khung gầm xe cũng như đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới 11 nhà cung cấp: Harada VN, Denso VN, Toyota Boshoku Hà Nội (trước đây là Takanichi), Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Yazaki VN, Sumi-Hanel, công ty Tân Đức, Công ty GS Việt Nam, công ty Nagata VN, công ty Inoac Việt Nam và công ty Summit Auto Seats

từ 19% đến 37% tùy theo từng mẫu xe (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN).

Biểu đồ: Gía trị kim ngạch xuất khẩu phụ tùng của TMV từ tháng 2004 đến 2009

(Nguồn: http://www.toyotavn.com.vn/news/views/17/1092)

2.Đóng góp của Toyota cho xã hội Việt Nam

Việc đầu tư của Toyota ở Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Không chỉ có vậy, TMV còn tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội như giáo dục, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, văn hóa của Việt Nam. Tính đến năm 2009, TMV đã nộp ngân sách nhà nước hơn 1.2 tỉ USD, và đóng góp cho các hoạt động xã hội với tổng số tiền trên 13 triệu USD.

Xét về mặt địa phương, TMV đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động , giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam, Toyota đã mang đến Việt Nam những công nghệ, những dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với mô hình quản lí đã giúp Toyota thành công tại các thị trường khác, điều này là sự chuyển giao công nghệ rất quý giá vào Việt Nam. Xét ở tầm quốc gia, TMV đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, dẫn đầu tron g các nhà sản xuất ôtô ở Việt Nam , với số tiền lên đến 303.370.000 USD.

(Nguồn: www.toyotavn.com.vn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.Hoạt động cộng đồng

Từ khi thành lập đến nay, hàng năm Toyota luôn tổ chức các chương trình tặng quà Tết cho các gia đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Toyota cũng tích cực ủng hộ đồng bào bị bão lũ.

Các hoạt động tiêu biểu của TMV ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt:

- Trao tặng trực tiếp 200,000,000 đồng cho 43 gia đình có người thân bị thiệt mạng trong cơn bão số 9 (Ketsana) tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi

- Ủng hộ 68 triệu đồng cho các nạn nhân của đợt mưa lũ lớn vào tháng 11/2008 tại tỉnh Vĩnh Phúc

- Trao tặng 160.000.000 đồng hỗ trợ cho 57 gia đình nạn nhân cơn bão số 5 và lũ lụt (Lekima) của tỉnh Nghệ An năm 2007

- Ủng hộ 180 triệu đồng ủng hộ nạn nhân cơn bão số 6 & 7 (Xangsane và Chanchu) năm 2006

- Ủng hộ nạn nhân lũ quét tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái năm 2005

- Ủng hộ 90 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân lũ lụt tại 5 tỉnh miền trung năm 2004

Hoạt động văn hóa

Đêm nhạc cổ điển Toyota

Từ năm 1997, dưới sự hỗ trợ và phối hợp của Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật - Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, Đêm nhạc cổ điển Toyota đã luôn được tổ chức rất thành công, nhận được nhiều sự mến mộ của người yêu nhạc trên cả nước và được coi là một trong những sự kiện âm nhạc được mong đợi nhất trong năm. Chương trình này không chỉ thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa của Việt Nam mà còn tạo cơ hội tốt cho các giáo viên, sinh viên thanh nhạc Việt Nam học hỏi kinh nghiệm biểu diễn quốc tế của các dàn nhạc nổi tiếng thế giới. năm 2008, TMV vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại Việt Nam.

Từ năm 2007, hòa nhạc Toyota xuyên Việt được tiến hành trên 5 thành phố lớn thuộc 3 miền Bắc- Trung- Nam, toàn bộ số tiền bán vé của chương trình đều được Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng từ thiện. Cho đến nay, tổng số tiền mà TMV tài trợ cho chương trình này đã lên tới gần 230.000 đô la Mỹ.

Giáo dục

Học bổng Toyota: Mỗi năm, cứ vào trung tuần tháng 10, 132 suất học bổng sẽ được trao tặng cho 120 sinh viên xuất sắc thuộc các ngành khoa học kỹ thuật, môi trường (3,000,000 đồng/suất) và 12 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học (10,000,000 đồng/suất) của các trường đại học trên toàn quốc. đến nay đã có hơn 1300 sinh viên xuất sắc của các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật và môi trường trên toàn quốc được trao tặng Học bổng Toyota với tổng số tiền lên tới trên 3 tỷ đồng. Bắt đầu từ năm 2009, Quỹ Toyota Việt Nam (gọi tắt là TVF) cùng các thành viên sáng lập là Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và Bộ Văn Hóa, Thể Thao & Du Lịch đã tiến hành trao tặng “Học bổng Toyota hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ Việt Nam 2009” ,mỗi suất trị giá 3,000,000 đồng cho 90 học sinh, sinh viên xuất sắc của 5 trường đào tạo âm nhạc trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trên cả nước với tổng giá trị là 270.000.000 Đồng, số tiền này chính là toàn bộ số tiền bán vé của 2 chương trình- hòa nhạc xuyên Việt Toyota và đêm nhạc cổ điển Toyota.

Cuộc thi Robocon Việt Nam: TMV là nhà tài trợ chính cho cuộc thi Robocon Việt Nam từ ngày bắt đầu thành lập năm 2002. Đây là một trong những chương trình đóng góp trong lĩnh vực giáo dục được TMV đầu tư lớn nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động giáo dục – đào tạo của Việt Nam.Tháng 5 năm 2010 vừa rồi, Toyota hân hạnh được lần thứ 9 trở thành nhà tài trợ chính thức cho cuộc thi này.

Khóa học Monozukuri: TMV đã phối hợp với trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đưa Trung tâm Đào tạo Monozukuri đi vào hoạt động từ năm 2006 dưới sự đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã có 6 khóa học

Monozukuri được tổ chức dưới sự hướng dẫn của các giáo sư từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản cũng như các giảng viên hàng đầu của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, Khóa học đã thu hút sự tham gia của hơn 350 sinh viên và đại diện các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, một số học viên là đại diện cho các nhà cung cấp nội địa của TMV đã ứng dụng thành công các kiến thức học được vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp mình.

An toàn giao thông

“Toyota cùng em học an toàn giao thông” (TSEP) là một trong 4 chương trình trọng điểm nằm trong khuôn khổ hoạt động của Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) do Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thực hiện từ năm học 2005-2006.

Chương trình bao gồm 4 hoạt động chính:

- Cung cấp các tài liệu và công cụ giảng dạy về ATGT cho giáo viên và học sinh của các trường tiểu học trên tòan quốc.

- Biểu diễn hoạt cảnh có nội dung giáo dục ATGT tại các trường tiểu học.

- Tổ chức hội thảo tập huấn, giảng dạy về phương pháp giáo dục ATGT cho các giáo viên tiểu học, cán bộ sở/phòng giáo dục của các trường tiểu học.

- Tuyên truyền, giới thiệu chương trình nhằm mang lại hiệu quả xã hội sâu rộng hơn cho chương trình

Sau 4 năm thực hiện, Chương trình đã trao tặng hơn 6 triệu sách giáo dục ATGT cho học sinh lớp 1 trên cả nước; hơn 65,000 VCD và tài liệu cho các giáo viên tiểu học; tổ chức thành công 32 hội thảo chuyên đề cho gần 4,500 lãnh đạo và giáo viên cốt cán. Bên cạnh đó, TSEP còn tổ chức thành công 14 cuộc thi tìm hiểu ATGT cấp tỉnh, với hơn 7,000 học sinh tham dự. Đặc biệt, trong năm học 2008-2009 lần đầu tiên Chương trình “Ngày hội giao lưu tìm hiểu ATGT” dành cho học sinh tiểu học được tổ chức tại Hà Nội và TP. HCM với sự tham gia của hơn 140 học sinh đến từ 14 tỉnh thành trên cả nước, đồng thời cũng thu hút được gần 3,000 khán giả tham dự. Cũng trong 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009, 10 tỉnh thành được chuyển giao hoạt động biểu diễn rối tay và biểu diễn tại gần 700 trường tiểu học, hơn 427,000 học sinh trực tiếp tham dự.

Bảo vệ môi trường

Tại công ty: Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ để bảo vệ môi trường với các quy trình sản xuất sạch, xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn , TMV đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam được nhận chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy vào tháng 5/1999. Đến tháng 9/2005, Hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 12/2008, TMV tiếp

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài “Đầu tư của Toyota ở Việt Nam” pdf (Trang 42 - 53)