Chiến lược Marketing

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn của công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình (Trang 77 - 79)

IV. Căn cứ đề xuất các phương hướng để phát triển và mở rộng thị

4.4.5. Chiến lược Marketing

a) Sản phẩm:

Sản phẩm chủ yếu của Công ty là thực phẩm nên chính sách của Công ty là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả phải chăng bằng việc khai thác nguồn lao động, áp dụng nâng cao năng suất lao động của máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, công bố thông tin chất lượng.

b) Giá cả:

Mặc dù phải đầu tư lớn cho dây truyền công nghệ nhưng chiến lược về giá cả các sản phẩm đã được Công ty hoạch định là phải hoàn toàn cạnh tranh với thị trường hiện tại. Lấy sản xuất công nghiệp bù đắp các chi phí xây dựng hệ thống; lấy quản trị chuyên nghiệp để loại bỏ các lãng phí sản xuất; lấy sức mạnh tổng quan để tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu sản phẩm; lấy an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ khách hàng.

c) Thị trường:

Năm 2007 Công ty đã cung cấp sản phẩm tới các chợ đầu mối trên, nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các trung tâm phân phối, từ các trung tâm phân phối tỏa đi các khách hàng cuối cùng. Một số khách hàng lớn có thể mua tại Nhà máy như các siêu thị, các nhà phân phối,....

d) Quảng bá và thâm nhập thị trường:

Công ty cung cấp sản phẩm là loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng, do vậy xây dựng một thương hiệu với tiêu chí đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm có nguồn gốc, làm thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách: quảng cáo, truyền thông về thịt an toàn trên truyền hình, báo, hội chợ triển lãm, gửi thư ngỏ, phát tờ rơi tại các chợ truyền thống, xây dựng quầy hàng kiểu mẫu tại các chợ huyện Thái Thụy, Kiến xương và các chợ của Thành Phố, tiếp cận khách hàng thông qua ban quản lý chợ.

Phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ y tế, Cục thú y, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Nhà máy đồng thời đưa ra các quy chế quản lý trong giết mổ và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ đó dần dần thiết lập thị trường thịt sạch tại Thái Bình. Bên cạnh đó, xây dựng thông tin hệ thống khách hàng tiềm năng, tiếp cận trực tiếp thông qua các chính sách ưu đãi cho khách hàng. Quảng bá hình ảnh Nhà máy qua Website.

Đối với thị trường xuất khẩu như Nga và Hồng Kông,Trung Quốc, singapo... Công ty quảng bá hình ảnh, tìm kiếm khách hàng thông qua các Website, tham gia các hội chợ thực phẩm, làm chính sách Marketing với chính phủ, gửi tài liệu và hình ảnh của Nhà máy qua Phòng tham tán thương mại của Việt Nam tại các nước.

Kết luận và kiến nghị.

Đề tài giải pháp phát triển kênh tiêu thụ thịt lợn tại công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái bình phù hợp với chủ trương phát triển việc tiêu thụ và xuất khẩu thịt lợn của Tỉnh phát triển kinh tế Nhà nước, nông thôn, nhân dân và xác định vai trò doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế xã hội địa phương. Công ty cần có các kiến nghị lên tỉnh và các ngành hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để công ty có thể thực hiện tốt các kênh thuận lợi cho việc

phát triển mở rộng quy mô công ty, nâng cao đời sống công nhân viên và tăng doanh thu cho công ty.

- Nên thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu thịt lợn nhằm:

+ Chấn chỉnh lại tình trạng thu mua tại thị trường trong nước và tranh bán tại thị trường nước ngoài dẫn đến hiện tượng bán phá giá tại thị trường nước ngoài.

+ Khai thác hết nguồn nguyên liệu sẵn có của Thái Bình về lĩnh vực chăn nuôi chế biến và tiêu thụ lợn thịt.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện kênh tiêu thụ thịt lợn của công ty cổ phần thực phẩm nông sản Thái Bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w