Những kết quả đạt đượ c

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 56 - 57)

- Xu hướng phân cấp ngân sách đang ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thể hiện rõ nét trong việc phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương về nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách. Từđó, tổng nguồn thu của ngân sách địa phương trên tổng thu ngân sách nhà nước tăng từ 27,1% giai đoạn 1996-2000 lên 34% vào năm 2004 (xem Phụ lục 5), tỷ lệ chi của ngân sách địa phương trong tổng chi ngân sách từ 28,2% năm 1992 lên 48,2% năm 2004 (xem Bảng 6).

- Luật ngân sách nhà nước năm 2002 phân cấp khá lớn. Hội đồng Nhân dân tỉnh được quyền quyết định phân cấp các nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho chính quyền cấp dưới, được quyết định một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chi địa phương theo phân cấp của Trung ương.

- Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, địa phương được phân cấp ngày càng lớn hơn trong quyết định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Theo đó, cấp tỉnh có quyền quyết định các dự án nhóm A, B, C, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện có quyền quyết định dự án đầu tư có vốn mức 5 tỷđồng và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã đến mức 3 tỷđồng.

- Phân cấp ngân sách dựa trên các căn cứ có tính khoa học cao hơn, như căn cứđể thiết lập hệ thống điều hòa ngân sách có tính khách quan hơn, căn cứđể phân bổ ngân sách có tính đến tiêu chí đặc thù, qui trình ngân sách cũng được từng bước cải

tiến nhằm giảm bớt những thủ tục phiền hà cho địa phương.

- Đẩy mạnh phân cấp ngân sách đã trao cho chính quyền địa phương sự chủ động lớn hơn trong quản lý ngân sách cấp mình, năng lực quản lý ngân sách của các cấp chính quyền ngày càng được nâng cao, đây là cơ sở để tiếp tục mở rộng phân cấp ngân sách trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 56 - 57)