Phân cấp quản lý ngân sách tại Philippin

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 32 - 34)

Philippin là nước thực hiện chính sách phân cấp rõ ràng trong một thời gian lâu nhất tại khu vực Đông Á. Tài chính Philippin tuân theo Luật chính quyền địa phương năm 1991, chính quyền địa phương có quyền đặt mức thuế và thu thuế.

Chính quyền địa phương có hai loại thu:

- Khoản thuế của chính quyền địa phương do địa phương tự phát huy sáng kiến khai thác các nguồn lực của địa phương.

- Khoản thu do chính phủ điều tiết từ ngân sách Trung ương (thường chiếm khoảng 40% quĩ tài chính do Trung ương quản lý)

Nguyên tắc phân bổ ngân sách từ Trung ương cho địa phương như sau: - 50% tính theo dân số.

- 25% tính theo diện tích đất của địa phương.

- 25% còn lại chia đều bình quân cho tất cả các đơn vị hành chính.

Theo Luật chính quyền địa phương, cấp tỉnh có quyền quyết định thuế suất và thu các loại thuế sau:

- Thuế tài sản cốđịnh.

- Thuế chuyển nhượng tài sản cốđịnh. - Thuế kinh doanh, in ấn, phát hành.

- Thuếđối với các ngành nghề kinh doanh độc quyền. - Thuế khai thác tài nguyên địa phương.

- Thuế các ngành nghề như bác sĩ, luật sư. - Thuế vui chơi, giải trí.

- Thuế chuyên chở hàng hóa.

Trách nhiệm đánh thuếđịa phương thuộc về các tỉnh, khu tự trị và thành phố. Các thành phố có quyền tự quyết cao nhất, được định đoạt toàn bộ các khoản thuếđịa phương, trong các tỉnh và khu tự trị chỉđược định đoạt một phần các khoản thuế.

Luật còn quy định chính quyền địa phương chỉ có thểđiều chỉnh thuế một lần trong 5 năm và không được điều chỉnh quá 10%.

Tại Philippin, nguồn tự thu của địa phương tăng chậm nhưng đều đặn. Trong thời kỳ 1992 - 2002, nguồn tự thu ở Philippin chiếm bình quân là 34% tổng nguồn lực của chính quyền địa phương. Năm 2002, thuế bất động sản chiếm 36,5% nguồn tự thu của địa phương, thuế môn bài và lệ phí cấp giấy phép chiếm gần 30%, thu nhập hoạt động và thu nhập khác chiếm 22% (xem bảng 1.4) những tỷ lệ khi ổn định theo thời gian.

Bảng 1.4. Cơ cấu nguồn tự thu theo loại hình chính quyền địa phương tại Philippin Đơn vị: % Trong đó Nguồn Chính quyền địa phương Tỉnh Thành phố Thành phố trực thuộc Thuế bất động sản 36,5 47,5 36,8 30,3

Thuế môn bài và lệ phí

cấp giấy phép 29,8 0,3 36,3 26,3 Các loại thuế khác 11,2 22,4 10,0 9,0 Thu nhập hoạt động và thu nhập khác 22,3 29,2 16,9 34,3 Thu nhập vốn 0,1 0,7 0,0 0,1 Ghi chú: Tổng có thể không chẵn 100% do làm tròn số

Luật chính quyền địa phương tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc chuyển giao quyền lực từ Trung ương xuống địa phương nhằm mục đích làm cho chính quyền địa phương có trách nhiệm hơn trong cung ứng dịch vụ công cho địa phương.

1.5.3. Vận dụng kinh nghiệm của các nước trong đổi mới phân cấp ngân sách ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 32 - 34)