Thủy ngân (Hg)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chất độc trong thực phẩm (Trang 31 - 32)

Trong tự nhiên Hg có mặt ở dạng vết trong một số khoáng, đá. Các loại khoáng này trung bình chứa khaỏng 80phần tỉ thủy ngân. Quặng chứa thủy ngân chủ yếu là cinnabar HgS. Các loại nguyên liệu than đá, than nâu chứa khoảng 100 phần tỉ thủy ngân. Hàm lượng thủy ngân trung bình trong đất trồng trọt là 0.1 phần triệu.

Tính độc của thủy ngân phụ thuộc vào đặc tính hóa học của nó, Hg là nguyên tố tương đối trơ và không độc. Hơi thủy khi hít phải đi vào não qua máu dẫn tới sự hủy hoại ghê gớm thần kinh trung ương. Thuỷ ngân là một nguyên tố tích luỹ.

Dạng độc nhất của hợp chất thủy ngân là metyl thủy ngân CH3Hg+. Chất này hoàn toàn tan trong mỡ Phần chất béo của màng và não tủy. Liên kết Hg-C không dễ dàng bị phá vỡ và ankyl thủy ngân được giữ lại trong thời gian dài. Đặc tính nguy hiểm nhất là khả năng của RHg+ đi qua nhau thai vào các mô bào thai.

Thủy ngân và muối của nó có thể được chuyển hóa thành metyl thủy ngân bởi vi khuẩn yếm khí tổng hợp tan trong nước. Sự chuyển hóa này được thúc đẩy bởi Co 3 chứa coenzym vitamin B12. Nhóm CH3 liên kết với Co 3 trong coenzym được chuyển vị enzym bởi metyl coban amin tới Hg2+ tạo thành CH3Hg+ hoặc (CH3)2Hg.

Môi trường axít thúc đẩy sự chuyển hóa dimetyl thủy ngân thành metyl thủy ngân tan được trong nước. Chính metyl thủy ngân đã tham gia vào dây chuyền thực phẩm thông qua sinh vật trôi nổi và được tập trung ở cá với nồng dộ lớn gấp 1000 lần so với lúc ban đầu.

Sự nhiễm độc có thể được ngăn cản nếu tuân theo nguyên tắc môi trường sau do các ủy ban bảo vệ môi tru6ồng Mỹ và Thụy Điển đưa ra và được nhiều nước tán thành:

Cấm sử dụng thuốc trừ sâu loại ankyl thủy ngân

Các thuốc trừ sâu chứa thủy ngân khác cần được sử dụng hạn chế ở vùng chọn lọc

Giải độc cho những trầm tích bị nhiễm thủy ngân bằng phương pháp bao phủ các trầm tích này bằng vật liệu nghiền min, mới và có độ hấp phụ cao. Hoặc cho giấu các trầm tiách bằng vật liệu vô cơ trơ.

2.3.5.4. Thiếc (Sn)

Thiếc là khẩu phần bình thường của khẩu phần ăn, không có chức năng sinh lý, và tính chất độc hại thấp. Có nghĩa là lượng thiếc giới hạn trên thế giới có thể lên tới 250ppm đối với đa số rau hay nước quả. Điều đã được khẳng định là lượng thiết giới hạn rất cao này lại bị hấp thụ bởi đường ruột thấp. Thật vậy không thấy một trường hợp ngộ độc chết người nào quan sát ở người sau khi sử dụng thực phẩmhay đồ uống nhiễm thiếc vô cơ. Dấu hiệu lâm sàng thể hiện là nôn mửa và tiêu chảy. Thiếc có khả năng tạo ra những chất alcoyl thiếc hòa tan được trong chất béo. Trong đó dẫn xuất dialcoyl thiếc tương đối ít độc, chỉ có thiếc clorua gây nên những rối loạn cho gan. Ngược lại các dẫn xuất tetraalcayl thiếc là những chất rất độc của hệ thống thần kinh trung ương, tác dung như những chất kím hãm của quá trình phosphoryl hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chất độc trong thực phẩm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w