Các độc tính chung của kim loại nặng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chất độc trong thực phẩm (Trang 28 - 29)

Các kim loại thường có một khoảng độc tính rất rộng. Có kim toại rất rộng như chì thuỷ ngân, arsen,..., nhưng cũng có kim loại không độc như titan. Các đặc tính của kim loại rất đa dạng, nhưng cũng co một số điểm chung cho đa số kim loại.

a. Vùng tác dụng

Các bào quan dưới tế bào: hiệu ứng độc của kim loại là do phản ứng của chúng với các phần nội bào. muốn gây độc, kim loại phải xâm nhập vào bên trong tế bào, do đó nếu nó là các cơ béo, như mêtil thuỷ ngân, thì sẽ được vận chuyển ra màng tế bào một cách dễ dàng. Khi kim loại liên kết với một protêin nó sẽ được hấp thụ qua con fường nội thấm bào. Sau khi xâm nhập vào trong tế bào các kim loại sẽ tác độn đến các bào quan dưới tế bàocó thể làm tăng cường hay làm giảm chuyển động của kim loại qua màng sinh học và làm thay đổi độc tính của nó.

b. các yếu tố làm thay đổi độc tính:

Mức độ và thời gian chuyển động cũng như đối với các chất độc khác, tác dụng độc của kim loại liên quan đến mức độ và thời gian nhiễm độc. mức độ nhiễm độc càng cao thì thời gain ảnh hưởng càng kéo dài va hiệu ứng độc càng lớn. nếu thay đổi liều lượng và thời gian nhiễm độc thì có thể thay đổi bản chất của tác dụng độc.

Dạng hoá học của kim loại có ảnh hưởng lớn tới đặc tính của nó, thuỷ ngân là một ví dụ điển hình

Phức hợp kim loại – protêin: việc tạo ra phức hợp kim loại – protêin ở trong cơ thể có thể là những cơ chế bảo vệ.

Các yếu tố sinh lí: đối với nhiều chất độc khác động vật non hay động vật gài thường hay nhạy cảm với kim loại hơn động vật trưởng thành. nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em ở giai đoạn trước khi sinh thường bị nhiễm các kim loại như chì thuỷ ngân ở mức độ lớn hơn mẹ chúng nhiều.

c. tác dụng độc của kim loại:

Gây ung thư: nhiều kim loại đựơc coi là tác nhân gây ung thư cho người hay động vật, hoặc cho người và vật. Arsen và các hợp chất của nó, một số dẫn xuất của nó đều là những tác nhân gâ ung thư cho người. Ngoài ra beri, cadimi và cis-platin có thể là tác nhân gây ung thư, gây tổn thương khung tế bào, ảnh hưởng tới tính chính xác của polimerase vốn tham gia vào sinh tổng hợp của ADN.

Hệ thần kinh: do tính nhạy cảm lớn nên hệ thần kinh luôn là mục tiêu tấn công của kim loại. Tính chất hoá lý của kim loại quyết định đặc tính.

Thận: thận là bộ phận đào thải chính, do đó cũng là 1 trong những mục tiêu tấn công của kim loại, cadimi ảnh hưởng tới tế bào của các ống đầu gần gây ra bày tiết nước tiểu có protêin phân tử lượng thấp, axit amin và glucose. Crom platin là dẫn xuất vô cơ của thuỷ ngân cũng là tác nhân gây thiệt hại các ống đầu gần.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về chất độc trong thực phẩm (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w