- Nguồn vốn dân cư: cần đánh thức, huy động tối đa nguồn vốn này Muốn vậy,
3.2.2.3. Đào tạo nghề cho lực lượng lao động ngoại thành nhằm nâng cao năng lực huy động và sử dụng vốn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
năng lực huy động và sử dụng vốn, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thông qua công tác đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, kiến thức kinh nghiệm sản xuất cho nông dân.
Qua khảo sát điều tra năm 1996 tại 65 xã (chiếm 40%) ở ngoại thành Hà Nội, cho thấy: Đa số nông dân ngoại thành chưa qua bất kỳ một trường, lớp đào tạo nghề nào mà chỉ đào tạo thông qua phương pháp "cha truyền, con nối" từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, trình độ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thâm canh trong nông nghiệp còn kém hiệu quả; tỷ lệ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nông nghiệp qua đào tạo ở nông thôn còn thấp (xem phụ lục 6). Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nâng cao về số lượng và chất lượng cho lao động nông thôn. Trước hết, cần quán triệt một số điểm sau:
- Các cấp các ngành phải coi đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài và là một giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đào tạo nghề, phải theo sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của khu vực nông thôn cả nước, khu vực ngoại thành Hà Nội; cơ cấu đào tạo nghề phải hợp lý cả về ngành nghề, cấp đào tạo cũng như nội dung đào tạo, chú ý kỹ năng thực hành nghề ngay trên ruộng đồng.
- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề; đa dạng hóa loại hình, hình thức đào tạo nghề phù hợp với đặc thù của lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thu hút mọi
nguồn lực cho công tác đào tạo nghề. Nhà nước và địa phương các cấp phải có chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn.
Xuất phát từ những quan điểm trên, trong những năm tới, công tác đào tạo nghề cho lao động ngoại thành Hà Nội cần tập trung vào:
+ Đào tạo bồi dưỡng về quản lý và kỹ thuật sản xuất cho gần 20 vạn hộ nông dân.
+ Đào tạo cán bộ quản lý và nghiệp vụ quản lý cho gần 500 hợp tác xã chuyển đổi theo Luật hợp tác xã mới, với gần 1.800 cán bộ chủ chốt các xã, bao gồm: 600 chủ nhiệm hợp tác xã và trưởng ban kiểm soát; 900 phó chủ nhiệm hợp tác xã và ủy viên quản trị; 300 kế toán trưởng [46, 34].
+ Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo quản và chế biến nông sản.
+ Đào tạo công nhân, kỹ thuật viên cho các ngành cơ khí, động lực, điện lạnh, sinh học phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đào tạo nghề theo hướng trên phải bao gồm hai loại hình: đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo nghề dài hạn. Cụ thể:
Đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 20 vạn hộ nông dân nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng về trồng từng loại cây, nuôi từng loại con; chế biến từng loại nông, lâm, thủy sản... Những nghề này do cơ sở dạy nghề đào tạo, nòng cốt là các trung tâm dạy nghề huyện, cơ sở dạy nghề của các tổ chức chính trị - xã hội (công đoàn, đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ...), với sự phối hợp của các trường trung học Nông nghiệp Hà Nội, các Trung tâm nghiên cứu khoa học- công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội. Bằng hình thức đào tạo nghề ngắn hạn có thể phổ biến kiến thức cho mọi lứa tuổi, kể cả những người không có điều kiện học tập trung và dài hạn.
Đào tạo nghề dài hạn nhằm mục đích thu hút số lao động trẻ có trình độ văn hóa đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học, hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành; chuẩn bị lực lượng lao động kỹ
thuật nòng cốt cho các xí nghiệp, nông trường và trang trại. Đào tạo nghề dài hạn được tập trung ở các trường đại học; các trường đào tạo nghề dài hạn.
Cần thiết phải phân công, phân cấp trách nhiệm cụ thể giữa các đầu mối, cơ quan có liên quan đến đào tạo nghề.
Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, cần chỉ đạo tạo điều kiện để trường dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm... để xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học (phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn và trại trường...); củng cố, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên.
Đối với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, cần thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, nắm chắc số lượng và phân loại cán bộ huyện, quận để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ hàng năm.
Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư, trên cơ sở hoạch định đầu tư của Sở, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu tài chính cho các trường dạy nghề.
Đối với huyện, quận, xã cần hoạch định chiến lược cán bộ để đưa đi đào tạo; phối hợp với các trường nghề, cơ sở nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội đào tạo các lớp ngắn hạn phổ biến rộng rãi kiến thức quản lý và kiến thức sản xuất cho nông dân.
Khi công tác đào tạo nghề thực hiện tốt, trình độ dân trí, tay nghề và kinh nghiệm sản xuất của nông dân nâng lên, khả năng sử dụng vốn của họ có hiệu quả sẽ thúc đẩy việc huy động các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.