Làng Quảng Nam dưới góc nhìn văn hóa

Một phần của tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 54 - 56)

1. Nông dân miền núi, trung du Bắc Bộ 97,77 0,00 223 2 Nông thôn đồng bằng sông Hồng100,00,00 0,

2.2.2. Làng Quảng Nam dưới góc nhìn văn hóa

Dưới lăng kính văn hóa, mỗi làng ở Quảng Nam đều ẩn chứa những dáng vẻ riêng "thấm đẫm chất Quảng":

"Quảng Nam có lụa Phú Đông Có khoai Trà Đõa, có sông Thu Bồn

Đất ta biển bạc non vàng

Biển bạc Đông Hải, non vàng Bông Miêu" Hay:

"Thiên nhiên ai tạc như tranh Cồn Đò mắm mọc vòng quanh sông đào

Lò vôi ở ngọn Cầu Ngao

Vũng tôm, Miếu Vạn đời nào còn ghi".

Những phác họa đó trong vô vàn những phác họa khác đã tạo nên một bức tranh vừa lung linh vừa huyền ảo, tái hiện được những giá trị văn hóa của mảnh đất xứ Quảng. Và, thấp thoáng đâu đó bên những địa danh cụ thể nào đó chúng ta có thể nhận dạng được những giá trị văn hóa đã thấm sâu vào trong mỗi con người và truyền nhập vào trong các sự vật.

Ở Quảng Nam nổi lên các dạng làng mang tính văn hóa đặc trưng, gắn chặt trong tâm thức của con người xứ Quảng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghiên cứu một cách có hệ thống các loại làng này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về các biểu hiện của văn hóa làng xứ Quảng, về nhân cách con người xứ Quảng.

2.2.2.1. Làng văn

Đây là mô hình làng nổi tiếng ở xứ Quảng về truyền thống học tập, đỗ đạt cao trong thời phong kiến, để lại những tên tuổi mà ngày nay vẫn được mọi người ở xứ Quảng kính nể và con cháu trong làng tiếp tục phát huy trong thời đại mới.

Đất Diên Phước xưa của Quảng Nam - đất quê Phạm Phú Thứ là một trong những vùng như vậy.

Diên Phước nói riêng và toàn bộ xứ Quảng nói chung chỉ mới thực sự hòa nhập vào guồng máy giáo dục và thi cử của cả nước từ đầu thế kỷ XIX. Thời các chúa Nguyễn, xứ Đàng Trong tuy cũng có thi cử nhưng tổ chức chưa đều, quy chế chưa chặt chẽ, nên hệ thống học vị cũng chưa rõ ràng.

Năm Đinh Mão (1807), vua Gia Long cho mở khoa thi Hương đầu tiên của triều đại mình, lúc đó chỉ có 6 trường (Nghệ An, Thanh Hóa, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam và Hải Dương) - tất cả đều thuộc địa phận xứ đàng Ngoài cũ. Mãi đến năm Quý Dậu (1813), hai trường thi hương đầu tiên của xứ Đàng Trong cũ mới được thiết lập, đó là trường Quảng Đức (dành cho sĩ tử từ Quảng Bình đến Khánh Hòa ngày nay) và trường Gia Định (dành cho sĩ tử từ Ninh Thuận đến miền cực Nam của đất nước ta hiện tại).

Năm Kỷ Mão (1819), trường Quảng Đức đổi tên gọi là trường Trực Lệ và năm Ất Dậu (1825) lại đổi gọi là trường Thừa Thiên. Tên gọi sau cùng này được giữ mãi cho đến ngày cáo chung của nền thi cử Nho học ở nước ta. Như vậy, trường Thừa Thiên là trường quy tụ sĩ tử của nhiều địa phương, trải dọc theo một tuyến đường dài hơn cả. Việc ứng thí của các thế hệ sĩ tử vì thế mà trở nên rất khó khăn.

Trong thời gian tồn tại (1818-1918), trường Thừa Thiên đã được phép tổ chức tất cả 41 khoa thi, lấy đỗ trước sau tổng cộng 1250 vị cử nhân, trong đó có 93 vị ở Diên Phước. Dựa vào Quốc Triều hương khoa lục của Cao Xuân Dục, có thể lập bảng cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Số người đỗ đạt tại trường Thừa Thiên (1818 - 1918)

Thứ tự

Tên các triều vua Tổng số khoa thi

Tổng số người đỗ Toàn trường Diên PhướcTính riêng

1 Gia Long 02 26 012 Minh Mạng 07 152 11

Một phần của tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w