1. Nông dân miền núi, trung du Bắc Bộ 97,77 0,00 223 2 Nông thôn đồng bằng sông Hồng100,00,00 0,
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hộ
Trong điều kiện của một tỉnh còn nghèo lại vừa mới tách ra còn gặp nhiều khó khăn, song Quảng Nam vẫn giữ được sự ổn định và phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều khá cao, nội lực bước đầu được khơi dậy và phát huy. Lĩnh vực văn hóa xã hội đạt được nhiều tiến bộ. Đời sống nhân dân nhìn chung được cải thiện. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tính đến cuối năm 2000, Quảng Nam đã đạt được những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế so với kế hoạch đã được đề ra như:
Tổng sản phẩm xã hội của Quảng Nam tăng tương xứng với mức bình quân cả nước (7,6%).
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất tăng liên tục, đạt trên 3,8% năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trên 8,5% năm, nhập khẩu vật tư cung ứng đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất... cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Sức cạnh tranh, chất lượng sản phẩm được nâng cao và bảo đảm hiệu quả kinh tế. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, các dự án 661,773, định canh - định cư, di dời dân,... nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Tổ chức định canh định cư cho 4.820 hộ đồng bào miền núi, gần 8.000 hộ vùng ven sông sạt lở. Đời sống đồng bào dân tộc, miền núi, và nhân dân vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ nét.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã và đang chuyển mình theo hướng tích cực. Đặc biệt, năm 2000, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt kết quả khá, chính thức gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt 1.003.517 triệu đồng, vượt 1,5% kế hoạch, tăng 18,07% so với năm 1999 [88, tr. 34].
Thương mại, xuất khẩu cũng đang là thế mạnh ở Quảng Nam. Các mặt hàng từng nổi danh như: quế Trà My, tiêu Tiên Phước, yến sào Cù Lao Chàm (Hội An), hàng thủ công mỹ nghệ... xuất hiện trên các thương trường trong và ngoài nước. Năm 2000, giá trị xuất khẩu đạt 256 triệu USD [88, tr. 29].
Khoảng cách giữa miền núi và thành thị ở Quảng Nam được rút ngắn. Điện lưới quốc gia đi vào vận hành đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở nông thôn. Đến nay toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 17 đề ra là: 100% huyện, thị, 70% xã, thị trấn và 80% số hộ có điện lưới quốc gia. Giao thông vận tải và truyền thông đại chúng đã nhanh chóng được xây dựng ở các vùng dân tộc thiểu số; các cơ sở y tế đã giải quyết được cơ bản bệnh sốt rét, bướu cổ; 723 ha rừng được trồng trong năm 1999; đời sống người dân miền núi được cải thiện rõ rệt.
Tỷ lệ dân số phát triển tự nhiên đạt 0,6%.
Nền kinh tế của Quảng Nam từ 1997 đến 2000 liên tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 7% năm. Sản xuất nông nghiệp liên tục được mùa. Trong mặt hàng xuất khẩu, hải sản (chiếm 37,8%) và tiểu thủ công nghiệp (chiếm 23%) có vị trí hàng đầu. Cơ cấu kinh tế mới "công - nông nghiệp - du lịch - dịch vụ" đã bắt đầu vận hành trong xu thế đẩy mạnh CNH, HĐH của địa phương hiện nay.
Quảng Nam rất chú trọng đến công tác văn hóa - xã hội nhằm cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Tổ chức chu đáo việc sưu tầm danh sách và đề nghị công nhận 5.300 Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong 3 đợt với nghi thức trọng thể cùng các chính sách kèm theo. Việc xây dựng các Đài tưởng niệm lịch sử ở Thượng Đức, Hà Lam, Chợ Được; xây dựng "quỹ đền ơn đáp nghĩa" cùng với việc giải quyết chính sách cho 200.000 người trong diện chính sách (chiếm 13,7% dân số); 54.000 liệt sĩ, 2.700 thương binh và giải quyết việc làm khoảng 4 vạn lao động và cho hơn 2.800 hộ đói nghèo vay vốn để sản xuất là những biện pháp làm tăng thêm nguồn động lực kinh tế và văn hóa vì sự phát triển mạnh mẽ của Quảng Nam.
Tỉnh đã cố gắng tập trung đầu tư đúng mức và hợp lý cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đến năm 2000-2001 có 53% trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo; 96,68% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, tổng số trẻ em huy động vào lớp 1đạt 98,1%. Học sinh tuyển mới vào lớp 10 phổ thông đạt 98,1% so với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh tuyển mới vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 98,5% kế hoạch; trên 10% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển mới vào các trường đại học và các trường dạy nghề. Quảng Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ vào đầu năm 1998 [88, tr. 54].
Đất Quảng là mảnh đất đã sinh ra những chí sĩ có tầm cỡ lớn như: Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng... Ngày nay, tiếp tục truyền thống ấy, và để bắt kịp với sự biến đổi của dân tộc và thời đại thế kỷ tương lai, Quảng Nam đặc biệt cần phải coi trọng hơn nữa việc đào tạo một đội ngũ trí thức mới có đủ tài năng và dũng khí, phát triển khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đẩy mạnh công việc ứng dụng công nghệ mới vì sự nghiệp phát triển của CNXH và vì danh dự của một tỉnh anh hùng trước ngưỡng cửa của một thế kỷ mới.