QUAN NIỆM VỀ LÀNG VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Làng văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa làng trong thời đại mới. Văn hóa làng chính là nền tảng để chúng ta xây dựng làng văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng minh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc xây dựng làng văn hóa là nhằm phát huy cao độ những giá trị vốn có của văn hóa làng theo định hướng XHCN, đáp ứng được ước mơ, nguyện vọng chính đáng của mọi người dân. Đây là cơ sở để hạn chế đẩy lùi những yếu kém đang tồn tại trong môi trường xã hội nói chung và môi trường văn hóa ở làng quê nói riêng. Có thể nhất trí với quan niệm của nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân khi ông cho rằng:

"Làng văn hóa được hiểu như là một mô hình mang tính chủ quan, gắn bó với tính chủ quan của con người mà nội dung của nó bao hàm sự toàn vẹn về mọi mặt trên cơ sở những đặc điểm tích cực nhất. Về mặt lý thuyết, nếu như văn hóa làng còn có thể tồn tại những mặt hạn chế thì làng văn hóa phải được hiểu hoàn toàn ngược lại" [63, tr. 44].

Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường đoàn kết và ổn định trong nông thôn, giữ gìn

trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng an ninh... cần phải đặc biệt chú trọng đến nội dung xây dựng làng văn hóa. Bộ Văn hóa - Thông tin mà trực tiếp là Cục văn hóa Thông tin cơ sở đã đưa ra 4 tiêu chuẩn để công nhận làng văn hóa là:

"Một làng (thôn, bản, ấp) được công nhận là làng văn hóa cần phải phấn đấu thực hiện các tiêu chuẩn sau:

a) Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển. b) Có đời sống tinh thần lành mạnh, phong phú.

c) Có môi trường cảnh quan sạch đẹp.

d) Thực hiện tốt pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước" [39, tr. 66].

Trên cơ sở các tiêu chí lớn nói trên của Bộ Văn hóa - Thông tin, theo chúng tôi, một làng văn hóa được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống nông dân ngày càng được nâng cao.

Đây là nhân tố hàng đầu để huy động rộng rãi nhân dân tham gia cuộc vận động xây dựng làng văn hóa. Căn cứ vào điều kiện cụ thể và thế mạnh của từng nơi, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần xác định cơ cấu kinh tế của địa phương mình cho phù hợp.

Trên cơ sở cơ cấu kinh tế đã được xác định, từng địa phương tiến hành chỉ đạo các ngành, các cấp khai thác triệt để các nguồn lực, quyết định cơ cấu vốn đầu tư và động viên nhân dân ra sức phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng từng bước tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn nông thôn, các cấp lãnh đạo đã và đang hỗ trợ người lao động đẩy mạnh

thâm canh tăng vụ, tích cực sử dụng các loại giống mới, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi. Mặt khác, chú ý sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống, thúc đẩy mở rộng các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Nhờ vậy, kinh tế ở nhiều làng đã có những chuyển biến rõ rệt, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Theo số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục thống kê ở xã năm 1997-1998 so với năm 1992-1993 phân theo 7 vùng kinh tế như sau:

Bảng 1.1: Mức sống phân theo vùng kinh tế năm 1997 - 1998

Đơn vị tính: %

Khá lên Giảm đi Như cũ

Chung cả nước 94,80 4,32 0,88

1. Nông dân miền núi, trung du Bắc Bộ 97,77 0,00 2232. Nông thôn đồng bằng sông Hồng 100,0 0,00 0,00

Một phần của tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w