BẢN SẮC VĂN HÓA LÀNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 33 - 36)

1. Nông dân miền núi, trung du Bắc Bộ 97,77 0,00 223 2 Nông thôn đồng bằng sông Hồng100,00,00 0,

1.4. BẢN SẮC VĂN HÓA LÀNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG LÀNG VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY

VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY

Trong quá trình đổi mới, văn hóa làng có tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay. Chính vì vậy, phát huy bản sắc văn hóa làng trong bối cảnh hiện nay là một nội dung quan trọng trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: "Phát huy bản sắc văn hóa làng xã là làm cho bản sắc văn hóa ấy sáng lên, tức là làm cho nó ngày một đa dạng và phong phú tốt đẹp hơn... Phát huy bản sắc văn hóa làng xã là khai thác vai trò, sức mạnh của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội của làng xã và của cả đất nước" [31, tr. 10], tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay.

Văn hóa truyền thống làng xã đóng vai trò là nền tảng cho sự lựa chọn mô hình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn phù hợp với đặc thù đất nước ta. Bài học thực tế ở hàng trăm làng xã Thái Bình và một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mấy năm vừa qua đã cho thấy: Muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng nông thôn thì phải thực hiện CNH, HĐH theo kiểu mới: "Thực chất kiểu mới đó là phải hướng tới mục tiêu kép: vừa giảm nghèo, tăng giàu lại vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa hướng tới tiến bộ văn hóa văn minh, vừa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng giải pháp kép: vừa đẩy mạnh kinh tế thị trường vừa kiên trì chủ nghĩa xã hội, vừa tiếp thu giải phóng cá nhân vừa bảo vệ lợi ích công cộng" [40, tr. 20].

Như vậy, mô hình kinh tế - xã hội mà chúng ta lựa chọn hiện nay cần phải thực hiện hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội (trong đó vấn đề cốt lõi là dân chủ và công bằng xã hội), có chiều sâu từ bản sắc văn hóa làng xã. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm những nội dung rất rộng. Và, sẽ góp phần tích cực của văn hóa làng xã vào quá trình CNH, HĐH hiện nay ở nông thôn được biểu hiện thông qua việc tham gia vào các quy

trình như: "Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đưa khoa học công nghệ, máy móc, kỹ thuật vào nông nghiệp làm thay đổi cơ bản nền sản xuất nông nghiệp nước ta, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại và trên cơ sở đó mà hiện đại hóa nông thôn (bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống vật chất và đời sống tinh thần) hướng tới trình độ văn hóa văn minh hiện đại trên nền tảng bản sắc văn hóa truyền thống" [31, tr. 11].

Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của những làng xã như: Duy Sơn II (Duy Xuyên, Quảng Nam), Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Vân Tràng (Hà Tây)... cho thấy rằng, để phù hợp với xu thế phát triển mới cần phải phát triển một nền kinh tế mang tính tổng hợp, đa dạng và vươn tới sản xuất hàng hóa đáp ứng thị trường vùng, khu vực cả nước và với nước ngoài. Thực tế sự phát triển kinh tế của những làng xã tiêu biểu nêu trên cho thấy người ta có thể dựa vào truyền thống kinh nghiệm của mình được tích lũy trong văn hóa làng xã để tìm ra phương thức, mô hình cho sự phát triển.

Vai trò của văn hóa làng xã cổ truyền trong quá trình xây dựng làng văn hóa hiện nay là hết sức to lớn. "Văn hóa làng xã là cơ sở để xây dựng làng văn hóa (thực chất là phát triển văn hóa làng xã lên một trình độ mới, cao hơn)" [31, tr. 14]. Toàn bộ thiết chế văn hóa làng xã xưa: Cổng làng, chợ làng, nghề làng, chùa làng, đình làng, trường làng, hội làng... và kết hợp với thiết chế văn hóa mới hôm nay như: hệ thống điện đến từng hộ dân và cơ sở sản xuất, trạm y tế, bưu điện văn hóa xã, thư viện... là tài sản chung của làng văn hóa hiện nay. Chính vì vậy, cần có giải pháp thích hợp để tạo ra mối quan hệ bền chặt giữa thiết chế văn hóa cổ truyền và thiết chế văn hóa hiện đại trong từng làng văn hóa để tạo ra sức mạnh chung.

Bên cạnh đó, những vấn đề như: quan hệ gia đình, dòng họ, dân chủ trong văn hóa làng xã cổ truyền vẫn đang diễn ra và có vai trò quan trọng trong cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nông thôn nước ta hiện nay.

Như vậy, nghiên cứu về bản sắc văn hóa làng để khẳng định vai trò của nó trong quá trình xây dựng làng văn hóa và xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng. GS.TS Nguyễn Duy Quý rất xác đáng khi cho rằng: "Văn hóa làng như vậy đã góp nên sự bền vững của cộng đồng dân cư ở cơ sở của xã hội nước ta đã vượt qua bao thử thách khó khăn. Mong muốn xây dựng văn hóa cơ sở ở làng xã thì cần phải phát huy những cái hay và khắc phục những mặt bất cập của văn hóa làng" [12, tr. 65]; và "Làng văn hóa không thể là làng nghèo, không thể có quá nhiều hội hè, đình chùa khang trang rực rỡ mà trường học, trạm xá thì mái dột tường xiêu" [12, tr. 66-67]. Đây cũng chính là những nội dung lớn mà cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở nước ta đang nghiên cứu giải quyết trong những năm tiếp theo.

Chương 2

Một phần của tài liệu Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w