măng Hải Phòng về việc tiêu thụ xi măng.
- Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty xi măng khác.Không những chịu sự cạnh tranh lớn của các công ty trong cùng tổng công ty công
nghiệp xi măng Việt Nam, công ty xi măng Hải Phòng còn phải chịu sự cạnh tranh của các công ty liên doanh.Trong những năm gần đây ngành công nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường sản xuất xi măng hiện nay ở Việt Nam có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty xi măng liên doanh, xi măng lò đứng và các cơ sở nghiền.Đặc biệt tại thị trường tiêu thụ Hải Phòng công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của công ty xi măng liên doanh Chifong Hải Phòng.
- Xi măng trong nước cũng phải đối mặt với một thách thức nữa là các nhà máy sản xuất xi măng của Thái Lan, Inđônêxia hiện đang dư thừa năng lực sản xuất. Họ sẽ tận dụng tối đa mức thuế ưu đãi 20% (trước là 50%) để xuất hàng vào Việt Nam nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
- Cạnh tranh với xi măng nhập khẩu từ Trung Quốc Hiện Việt Nam khi gia nhập các tổ chức thương mại của thế giới, khu vực, thuế nhập khẩu xi măng sẽ giảm chỉ còn từ 0%-5%, khi đó các doanh nghiệp xi măng sẽ phải đối mặt trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá của xi măng nhập khẩu.
- Khó khăn do lạm phát, giá các loại nguyên vật liệu liên quan đến công nghiệp sản xuất xi măng tăng cao.Như giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về vận tải và cước phí tăng cao sẽ làm tăng gía thành sản xuất xi măng. Những biến động lớn về giá cả xăng, dầu hay điện năng, than…Năm 2008, ngoài những khó khăn chung do diễn biến phức tạp, bất thường về giá cả, lạm phát tăng cao, Công ty Xi măng Hải Phòng còn phải đối mặt với những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách cắt giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giãn, hoãn tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụsản phẩm ở công ty xi măng Hải Phòng.