IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KH
1. Nhận định về thị trường và tính rủi ro:
1.1. Thuận lợi:
Có thể nói, việc phát triển thị trường ra nước ngoài là một xu hướng tất yếu và chiến lược dài hạn của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, đặc biệt là các “đại gia” như VNPT, Viettel… Trong giai đoạn đầu, thị trường mà các doanh nghiệp hướng đến là châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, là những phân khúc thị trường rất tiềm năng và hứa hẹn. Trong phần nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu đề cập đến việc mở rộng thị trường sang Lào và Campuchia, 2 thị trường láng giềng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu đạt được những thành công nhất định.
http://svnckh.com.vn 79
Khi đầu tư sang Lào và Campuchia, các hãng viễn thông Việt Nam có nhiều thuận lợi.
- Điều thuận lợi đầu tiên là các hãng khi có ý định mở rộng đầu tư sang nước ngoài đã có một cơ sở mẹ phát triển mạnh ở Việt Nam với nhiều kinh nghiệm phát triển thị trường. Nếu như VNPT đã có tới 17 năm xây dựng và phát triển tại thị trường nội địa thì Viettel chỉ có 6 năm, tuy nhiên lại trở thành mạng có độ phủ sóng rộng nhất và tăng trưởng thuê bao lớn nhất ở Việt Nam. Những năm 2005 - 2006, quyết định đầu tư ra nước ngoài của Viettel được coi là một hành động mạo hiểm. Bởi thời điểm đó “lực” của Viettel chỉ bằng 1/30 bây giờ trong khi các đối thủ khác đang cạnh tranh quyết liệt ở thị trường trong nước. Thế nhưng, đến thời điểm này, giới chuyên gia kinh tế và ngay cả nhiều “đại gia” viễn thông khác cũng phải ngả mũ “kính phục” trước thành quả mà Viettel đạt được chỉ trong một thời gian rất ngắn. Việc mở rộng thị trường là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp này như một tất yếu của quá trình phát triển và cạnh tranh.
- Bên cạnh đó, quan hệ giữa chính phủ ta với Lào và Campuchia đã có bề dày truyền thống nên các hãng viễn thông từ nước ta nhận được nhiều sự quan tâm và ưu tiên từ các cấp lãnh đạo của nước bạn. Nhiều năm gần đây, việc hợp tác và chuyển giao công nghệ giữa ta và nước bạn ngày càng được ưu tiên phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, các lĩnh vực đòi hỏi nhiều chất xám mà việc hợp tác có thể đem lại nhiều ích lợi kinh tế - xã hội cho cả hai bên.
- Mặt khác, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đang bán lại các Công ty viễn thông với giá giảm 2-4 lần so với cách đây 2-3 năm. Đây cũng chính là cơ hội cho các hãng viễn thông Việt Nam thâm nhập các thị trường nước ngoài.
http://svnckh.com.vn 80
Bên cạnh những thuận lợi, việc mở rộng thị trường sang Lào và Campuchia cũng gặp không ít khó khăn, bởi đây là những thị trường đang trong giai đoạn phát triển với khá nhiều thách thức. Khi ra nước ngoài, các hãng viễn thông Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới, đây là một thách thức. Cụ thể, khi mạng di động của Viettel (Metfone) tại Campuchia khai trương ngày 19/2/2009, thị trường này có tới 8 mạng di động và 20% người dùng di động. Hiện nay, số mạng di dộng ở quốc gia này đã lên tới con số 10 công ty viễn thông hoạt động trong nhiều năm qua, tạo nên sự cạnh tranh khá quyết liệt với rất nhiều “ông lớn” về viễn thông của thế giới đến từ Malaysia, Thái Lan, Thụy Điển đã phải mất nhiều năm mới có một chỗ đứng nhất định.
Còn đối với thị trường Lào hiện có tất cả 5 mạng viễn thông. Dân số của Lào chỉ khoảng 6 triệu người, phân bố khá thưa thớt nên các mạng viễn thông chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Đồng thời, thu nhập đầu người không cao, nhiều công ty muốn rời bỏ thị trường. Những vấn đề lớn nhất mà bất kỳ công ty nào khi đầu tư ở nước ngoài bao giờ cũng phải quan tâm là văn hóa, ngôn ngữ, tiềm năng phát triển kinh tế, mức tiêu xài của người dân quốc gia đó, sự ổn định chính trị...
Có thể nói, đầu tư sang thị trường nước ngoài là một vấn đề khó khăn đòi hỏi các hãng viễn thông phải có tính sáng tạo, khác biệt thì mới thâm nhập và chiếm lĩnh được các thị trường này.