Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Trang 62 - 67)

a/ Tỷ trọng doanh số nợ quá hạn ngắn hạn

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Những khoản nợ quá hạn mà khách hàng không thể trả do điều kiện khách quan, có thể đến QTD xin xem xét cơ cấu lại thời gian gia hạn nợ, điều chỉnh nợ. Nếu không đến gia hạn, điều chỉnh hoặc hết thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không có khả năng hoàn trả thì khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của QTD bị rủi ro. Vì vậy QTD cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho QTD. Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại QTD, thì công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được QTD chú trọng nhất. Do đó giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đây là mục tiêu phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tín dụng. Nhưng không phải lúc nào NQH cũng xấu, nếu xét ở 1 góc độ nhỏ nào đó thì NQH vẫn có lợi. Tuy nhiên NQH vẫn là sự rủi ro cần được xử lý ngay. Tình hình nợ quá hạn tại QTD qua 3 năm như sau:

Bảng 4.11: Doanh số nợ quá hạn theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 130 100 190 100 194 100 60 46,15 4 2,11 Trung hạn - - - - - Tổng 130 100 190 100 194 100 60 46,15 4 2,11

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn QTD trong giai đoạn 2007-2009 cũng có những biến động nhẹ và đồng thời 100% nợ quá hạn đều là nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể tổng dư nợ quá hạn năm 2007 là 130 triệu đồng, sang năm 2008 là 190 triệu đồng, tăng ở mức 60 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 46,15%. Và đến năm 2009 dư nợ quá hạn là 194 triệu đồng, tăng 4 triệu đồng, tốc độ tăng 2,11% so với năm 2008.

Và đối với cho vay trung hạn không phát sinh nợ quá hạn, điều này cho thấy khi cho vay trung hạn Quỹ tín dụng Mỹ Hòa đã phân tích, kiểm tra, đánh giá khách hàng khá chắc chắn, chỉ cho vay với thể loại này khi thẩm định và nhận thấy rằng nó ít rủi ro, Quỹ tín dụng đã làm tốt công tác tín dụng, cũng như thẩm định khi cho vay trung hạn.

b/ Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích

Trong thực tế, bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi ro, ta thấy hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng cũng không ngoại lệ nó cũng chứa đựng rủi ro, đó là không thu hồi được nợ khi đến hạn. Đối với QTD, NQH là vấn đề được quan tâm nhiều nhất bởi vì nếu nó vượt quá một tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi ngay cả khi Quỹ tín dụng hoạt động đạt hiệu quả nhất. QTD không thể dự đoán trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được hay những khoản nợ nào không thu hồi được khi ký kết hợp đồng tín dụng.

NQH là một dấu hiệu cho QTD biết là khách hàng đang gặp khó khăn trong khâu thanh toán, đặt Quỹ tín dụng vào thế khó khăn là không thu hồi được những khoản nợ đó làm nguồn vốn của Quỹ tín dụng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tư được, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng khác, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của QTD.

Bảng 4.12: Nợ quá hạn ngắn hạn theo mục đích

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương

Nông nghiệp 80 61,54 190 100 194 100 110 137,5 4 2,11

KDDV - SH 50 38,46 - - - -

Tổng 130 100 190 100 194 100 60 46,15 4 2,11

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Năm 2007, dư nợ quá hạn là 130 triệu đồng bao gồm cả dư nợ quá hạn sản xuất nông nghiệp và dịch vụ - sinh hoạt, trong đó nợ quá hạn sản xuất nông nghiệp là 80 triệu đồng chiếm 61,54% tổng dư nợ quá hạn. Còn ở kinh doanh dịch vụ - sinh họat là 50 triệu đồng chiếm 38,46% trên tổng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, bắt đàu từ năm 2008 thì nợ quá hạn tập trung 100% vào nông nghiệp số tiền là quá hạn là 190 triệu đồng và tiếp tục tăng nhẹ thêm 4 triệu đồng vào năm 2009. Nguyên nhân vào 2 năm này có một số hộ không thu hoạch kịp vụ lúa mùa nên không thể trả kịp nợ đúng hạn. Chính điều này làm cho nợ quá hạn tại QTD tăng lên nhẹ.

4.2.5 Đánh giá tín dụng ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn từ năm 2007 – 2009 2007 – 2009

Bảng 4.13: Một vài tỷ số đánh hoạt động tín dụng ngắn hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng nguồn vốn Tr.đ 151.825 202.467 222.714 Vốn huy động " 100.941 160.254 176.279 Doanh số cho vay " 231.490 298.744 332.005 Doanh số thu nợ " 181.629 268.645 298.556 Dư nợ cuối kỳ " 122.797 152.896 186.345 Nợ quá hạn " 130 190 194 Dư nợ / tổng NV % 80,88 75,52 83,67 Dư nợ / vốn huy động % 121,05 95,41 105,71 Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 0,11 0,12 0,10 Vòng quay vốn tín dụng Lần 1,86 1,95 1,76 Hệ số thu nợ Lần 0,78 0,90 0,90

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của QTD có tập trung vào hoạt động tín dụng hay không. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của QTD. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt khi đánh giá khả năng cho vay của QTD, nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là QTD đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín dụng sẽ rất cao khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì QTD sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và thiếu vốn nữa.

Trong 3 năm, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn như sau: năm 2007 là 80,88%, năm 2008 giảm còn 75,52%. Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tín dụng ở năm 2008 của QTD chưa cao nhưng QTD đã kịp thời củng cố hoạt động cấp tín dụng nên tỷ số này đã tăng lên lại vào năm 2009 là 83,67%. Để tránh tình trạng này tái lập thì QTD nên thận trọng hơn trong việc sử dụng vốn đầu tư.

Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của QTD, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu ngược lại thì vốn huy động vẫn còn thừa. Từ bảng kết quả cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của QTD giảm qua 3 năm, nhưng đều lớn hơn 100%, chỉ riêng năm 2008 nằm ở mức 95,41% là do tình hình chung của nền kinh tế vào năm này, lãi suất tăng cao làm người dân có xu hướng chỉ muốn gởi tiền chứ không vay, nên đã làm vốn huy động không được sử dụng hết. Tình hình này đã được QTD cải thiện khi sang năm 2009, tỷ số đã tăng lên mức 105,71%, chứng tỏ nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng không bị đóng băng mà được vận dụng liên tục vào quá trình sử dụng vốn của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách, QTD đã phải huy động từ các nguồn vốn khác bên cạnh VHĐ.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của QTD. Nó phản ánh chất lượng tín dụng cũng như phản ánh khả năng thu hồi vốn của QTD đối với khách hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam, khi tỷ lệ này đạt dưới 5% thì hoạt động tín dụng được coi là hiệu quả, riêng đối với các QTD, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ này phải đạt dưới 1% mới được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại QTD trong 3 năm như sau: năm 2007 tỷ lệ này là 0,11%, hoạt động cấp tín dụng trong năm này được đánh giá là tốt. Qua năm 2008, tỷ lệ này tăng lên là 0,12% và đến năm 2009 giảm còn 0,10%, Ở QTD Mỹ Hòa tỷ lệ này rất thấp, cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn ở Quỹ tín dụng Mỹ Hòa là rất tốt. Và đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Quỹ tín dụng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Quỹ tín dụng. Vì thế, công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tại đây được đánh giá tốt, khả năng thu hồi vốn của Quỹ tín dụng tốt do những thành viên đa phần là những người có uy tín và là khách hàng lâu năm tại đây, mặt khác Quỹ tín dụng đã hạn chế cho vay đối với những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm trễ mà không có lí do chính đáng.

Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Quỹ tín dụng trong thời gian qua tương đối ổn định. Năm 2008 vòng quay vốn tín dụng là 1,95 vòng tăng so với năm 2007 và năm 2009 vòng quay vốn tín dụng giảm còn 1,76. Vòng quay vốn tín dụng tương đối ổn định qua 3 năm là do công tác thu nợ của Quỹ tín dụng được thực hiện khá tốt. Nhưng nếu vòng quay vốn tín dụng tăng thì thời gian thu hồi nợ vay càng nhanh làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ tín dụng tốt hơn.

Hệ số thu nợ

Hệ số này nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng gần 1 càng tốt, tuy nhiên với mỗi thời điểm khác nhau Quỹ tín dụng sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau, không thể đơn giản dựa vào sự tăng giảm của hệ số này mà kết luận công tác thu nợ của một QTD, cần phải liên hệ đến tình hình thực tế để đánh giá khách quan hơn.

Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy được chỉ tiêu này qua 3 năm tại QTD tăng trưởng dần tiến đến 1. Năm 2007 hệ số này là 0,78 lần. Năm 2008 tăng lên 0,9 lần và ổn định sang năm 2009. Thể hiện sự phát triển trong công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nợ của QTD. Bên cạnh đó, QTD cũng đã có những biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động tín dụng tại QTD.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w