Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Trang 51 - 55)

a/ Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp QTD đã thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu đến vay vốn. Doanh số cho vay theo thời hạn tại QTD được chia làm 2 loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn.

Bảng 4.5: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương

Ngắn hạn 231.490 96,34 298.744 97 332.005 98 67.254 29,05 33.261 11,13 Trung hạn 8.792 3,66 9.239 3 6.776 2 447 5,08 -2.463 -26,66 Tổng 240.282 100 307.983 100 338.781 100 67.701 28,18 30.798 10,00

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Biểu đồ 4.4: Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay tăng đều qua các năm, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 231.490 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,34% trên tổng doanh số cho vay. Đến năm 2009 doanh số này tăng mạnh lên 298.744 triệu đồng, số tiền tăng 67.254 triệu đồng, tỷ lệ tăng 29,05% và năm 2009 tỷ số này tiếp tục tăng, số tiền tăng là 33.261 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 11,16%. Nguyên nhân là do Quỹ tín dụng Mỹ Hòa chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, khách hàng chủ yếu trong hoạt động tín dụng là khách hàng thuộc thành phần kinh tế cá thể, và do lãi suất cho vay tại QTD Mỹ Hòa cao hơn so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác và chưa dám cho vay một lượng tiền lớn, nên không thu hút được các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp thường tìm đến các Ngân hàng thương mại khác để vay. Bên cạnh đó các ngân hàng có các dịch vụ đa dạng hơn, giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong thanh toán, giao dịch.

Bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm, còn doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ rất thấp

Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 là 96,34% và tăng đều qua 3 năm trong tổng DSCV tại QTD, năm 2008 tỷ ltrọng này chiếm 97% và năm 2009 là 98% trên tổng doanh số cho vay, một tỷ lệ rất lớn. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là vì nguồn vốn để cho vay của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa chủ yếu từ huy động ngắn hạn, và đa phần các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Quỹ tín dụng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Đó cũng là xu thế chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay). Điều này cho thấy thu nhập của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa chủ yếu từ hoạt động tín dụng ngắn hạn.

Song song đó, trong 3 năm qua doanh số cho vay trung hạn tại QTD biến động bất thường, Năm 2007 doanh số cho vay là 8.792 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,66%, doanh số này tăng nhẹ vào năm 2008 với số tiền tăng là 447 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại giảm còn 3% vì sự tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn mạnh hơn và tỷ trọng này thấy rõ hơn vào năm 2009 khi nó giảm rất rõ mọi mặt, số tiền giảm 2.463 triệu đồng và tỷ trọng cũng chỉ còn chiếm 2% trên tổng doanh số cho vay. Với loại hình này QTD nên có chính sách can thiệp để tăng doanh số lên vì loại hình cho vay trung hạn QTD có thể áp dụng lãi suất cao hơn, do đó lợi nhuận cũng nhiều hơn. Các khoản cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn chậm, do đó nếu doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Vì vậy trong thời gian tới, Quỹ tín dụng cần tập trung cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn. Điều cần lưu ý trong cho vay trung hạn là phải nhận thức đầy đủ về đối tượng cho vay, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản đảm bảo nợ vay. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản đảm bảo nợ vay, bởi vì mục đích cho vay là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quỹ tín dụng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản này. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để Quỹ tín dụng Mỹ Hòa thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại hay Quỹ tín dụng. Do đó khi xem xét cho vay trung hạn, cán bộ tín dụng cần đặc biệt chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

thời gian thu hồi vốn là rất lâu, mà nguồn vốn của QTD rất thấp so với các Ngân hàng thương mại và nó sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn và hệ số rủi ro của Quỹ tín dụng.

b/ Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích

Trong những năm gần đầy, với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế cá thể, đã làm tăng nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh An Giang, điều này tạo điều kiện cho sự phát triển của QTD. Tình hình cho vay ngắn hạn theo mục đích tại QTD như sau:

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch

2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nông nghiệp 214.531 92,67 261.786 87,63 294.136 88,59 47.255 22,03 32.350 12,36 KDDV - SH 16.959 7,33 36.958 12,37 37.869 11,41 20.363 122,71 911 2,46 Tổng 231.490 100 298.744 100 332.005 100 67.254 29,05 33.26 1 11,13

(Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa năm 2007, 2008, 2009)

Do đặc thù của nghành này là “đi vay để cho vay” nên Quỹ tín dụng Mỹ Hòa ngoài việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thì Quỹ tín dụng cần có những biện pháp thích hợp để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn bởi lẻ nguồn vốn vay vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng và làm phát sinh thêm chi phí. Vì vậy, một chính sách tín dụng tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao cho Quỹ tín dụng.

Các trương trình khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh An Giang đã thực hiện trong thời gian qua nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh sản xuất đã làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu trên, Ngân hàng Nhà Nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng nên đầu tư vốn tài trợ cho cho bà con phát triển sản xuất, tạo sự ổn định trong thu nhập giúp duy trì cuộc sống. Bám sát chỉ tiêu mục tiêu đã đề ra, Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Hòa đã từng bước nâng cao doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sinh hoạt.

Từ bảng số liệu trên ta thấy, Quỹ tín dụng chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sinh hoạt, trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn .

Doanh số cho vay nông nghiệp tăng đều qua 3 năm. Năm 2007 cho vay nông nghiệp là 214.531 triệu đồng. Năm 2008 cho vay nông nghiệp tăng lên 261.786 triệu đồng, số tiền tăng là 47.255 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 22,03%. Năm 2009 doanh số này vẫn tăng so với năm 2008, số tiền tăng là 32.350 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 12,36%. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhiều là do tình hình huy động vốn của Quỹ tín dụng đã đạt được những dấu hiệu khả quan, do đó Quỹ tín dụng đã đủ sức tài trợ cho những dự án lớn nhưng vẫn có thời gian thu hồi vốn nhanh

Doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ - sinh hoạt dù không chiếm tỷ trọng lớn nhưng cũng tăng qua 3 năm. Năm 2007 doanh số này là 16.959 triệu đồng. Năm 2008 doanh số tăng lên 36.958 triệu đồng, số tiền tăng 20.363 triệu đồng, tỷ lệ tăng 122,71% và tỷ số này tăng nhẹ lên 37.869 triệu đồng vào năm 2009, số tiền tăng 911 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 2,46% . Nguyên nhân của doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ sinh hoạt tăng qua 3 năm và tăng mạnh ở năm 2008 la do trong năm 2008, người nông dân đã gặp thuận lợi hơn trong sản xuất, lợi nhuận từ việc trúng mùa, trúng giá trong trồng trọt, điều kiện kinh doanh thuận lợi, giá cao trong chăn nuôi, họ muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm trang thiết bị và nhiều mặt hàng sinh hoạt cho gia đình. Vì thế nhu cầu vay vốn của người dân cao hơn. Chính điều này là nguyên làm cho doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ sinh hoạt tại Quỹ tín dụng Mỹ Hòa tăng mạnh vào năm 2008.

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp luôn cao hơn cho vay kinh doanh dịch vụ sinh hoạt. Năm 2007 cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng 92,67% trong khi cho vay KDDV SH chỉ chiếm 7,33% trên tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Năm 2008, mặc dù doanh số cho vay kinh doanh và dịch vụ tăng mạnh gần gấp đôi so với năm 2007 với tỷ trọng là 12,37% nhưng vẫn còn quá nhỏ so vởi tỷ trọng 87,63% của cho vay nông nghiêp. Điều này cũng là tất yếu khi khách hàng của loại hình cho vay kinh doanh dịch vụ- sinh hoạt chủ yếu là các cá thể vay vốn mua sắm hàng tiêu dùng trong gia đình và các hộ mua bán hàng hóa, đồ điện gia dụng với quy mô nhỏ. Hơn nữa loại cho vay này cũng cạnh tranh rất nhiều từ các ngân hàng thương mại lớn nên việc mở rộng và tìm kiếm thêm đối tượng vay vốn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2009 thì tỷ trọng cho vay nông nghiệp đã tăng nhẹ trở lại mức 88,59% còn cho vay KDDV SH giảm còn 11,41%.

Quỹ tín dụng đang có những dấu hiệu tích cực về hoạt động tín dụng của mình nhưng chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn vì cho vay sản xuất nông nghiệp thì thời gian quay đồng vốn nhanh, mang lại hiệu quả cao cho Quỹ tín dụng. Mặt khác, cho thấy cho vay kinh doanh dịch vụ cũng có bước đột phá vào năm 2008, Quỹ tín dụng cũng đã chú trọng đối với loại hình này, ngoài các loại cho vay trên, Quỹ tín dụng Mỹ Hòa vẫn chưa tập trung cho vào cho vay các loại hình khác. Qua phân tích doanh số cho vay trong 3 năm cho thấy doanh số cho vay luôn tăng cao, tuy nhiên sự gia tăng này không ổn định qua các năm và thật sự không bền vững do quá chú trọng vào loại hình cho vay trong nông nghiệp điều đó chứa đựng nhiều rủi ro (nông dân thất mùa), trong thời gian tới QTD Mỹ Hòa cần chú trọng tập trung vào cho vay nhiều đối tượng khác, nhiều loại hình cho vay khác nhau để phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w