Cơ cấu tồ chức – Tình hình nhân sự

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Trang 30)

3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức tại QTD Mỹ Hòa

P. TÍN DỤNG KẾ TOÁN TRƯỞNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CN BÌNH HÒA P. KẾ TOÁN P.HÀNH HÁNH

BAN KIỂM SOÁT

CN MỸ XUYÊN THỦ QUỸ

P.THU NGÂN

BAN GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN

TRƯỞNG P. TÍN DỤNG

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng bana/ Hội đồng quản trị a/ Hội đồng quản trị a/ Hội đồng quản trị

HĐQT là do các cổ đông cùng góp nguồn vốn thành lập QTD, có chức năng điều hành và quản trị QTD Mỹ Hoà theo quy định của pháp luật , theo nghị định và nghị quyết của hội đồng thành viên, là đại diện cho QTD Mỹ Hoà trong các cuộc toạ đàm, phỏng vấn….đồng thời để quyết định các vấn đề tổ chức và hoạt động của QTD. Bên cạnh đó HĐQT có nhiệm vụ phải trình đại hội thành viên trong các quyết định của mình về:

- Mở rộng quan hệ giao tiếp và các nghiệp vụ về đối ngoại. - Đề xuất phương án xây dựng và cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng. - Thay đổi vốn điều lệ và chuyển nhượng vốn cổ phần.

- Đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hình thức huy động vốn của QTD.

- Quyết định các mức lãi suất trong lĩnh vực huy động vốn và lãi suất cho vay nhưng phải nằm trong khoảng lãi suất mà thống đốc NHNN VN đã ban hành.

- Quyết định trong việc xử lý các các khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi của khách hàng và các rủi ro do hoạt động của QTD mang lại.

b/ Ban giám đốc

Để các nghị quyết, phương hướng của HĐQT được thực hiện đầy đủ và hiệu quả thì cần phải có BGĐ và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của QTD Mỹ Hoà.

Ngoài ra BGĐ còn phải đưa ra phương pháp xử lý rủi ro trong quá trình hoạt động và phương hướng xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo để trình lên HĐQT tổng hợp và đưa ra ý kiến cuối cùng.

c/ Ban kiểm soát

Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của QTD Mỹ Hoà theo đúng pháp luật và các quy định của NHNN, đúng điều lệ và quy định của QTD . Kiểm tra các thủ tục vay vốn của khách hàng do CBTD lập, các nghiệp vụ của kế toán trong việc xuất nhập, lưu trữ chứng từ để kịp thời phát hiện những sai sót, kịp thời có biện pháp sửa chữa.

d/ Kế toán

Bộ phận này có nhiệm vụ lưu trữ chứng từ theo quy định của cấp trên, có trách nhiệm là hạch toán các khoản chi phí đúng nguyên tắc và quy chế của NHNN, của Bộ tài chính. Phải kiểm tra, tập hợp, tính toán kịp thời và chính xác để đối chiếu, khoá sổ hợp lý và kiểm tra quỹ tiền mặt thực tế trong ngày.

Ngoài ra kế toán còn phải tổng kết tài sản bên có bên nợ cho hợp lý và kết chuyển( nếu có) sau đó lập báo cáo tài chính, báo cáo các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động định kỳ (quý, tháng, năm).báo cáo theo đề nghị của BGĐ, theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê của NHNN Việt Nam( nếu có) để trình lãnh đạo.

e/ Bộ phận tín dụng

Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động của QTD Mỹ Hoà, nó quyết định lợi nhuận và doanh số cho vay của QTD Mỹ Hoà. Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và cho vay theo đúng quy định của ngân hàng, thể lệ của nhà nước.

- Tham mưu cho ban tổng giám đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể.

- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc kiểm tra quá trình tín dụng - Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay.

- Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ, và một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của ban tổng giám đốc..

f/ Phòng kế toán ngân quỹ

Có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán xử lý thông tin.

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu quy định của nhà nước và ngành, lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo đúng quy định.

g/ Phòng hành chánh

Trong quá trình hoạt động của QTD có nhiều sự phát sinh : thuế, thư giao dịch từ các đối tác, những thông tu nghị định, thư mời của uỷ ban các cấp, những dịch vụ hằng ngày mà các đối tác cung cấp… đều qua phong hành chính ký xác nhận.

Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận thư chuyển fax, soạn thảo văn bản, thư mời, các kiến nghị…đồng thời bộ phận này còn có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, chứng từ và nghị quyết ban hành của chính phủ hay NHNN cho QTD Mỹ Hoà.

h/ Phòng giao dịch quỹ tín dụng Mỹ Hoà chi nhánh Mỹ Xuyên

Chi nhánh này có nhiệm vụ riêng lẽ là chỉ huy động tiền gửi cho QTD Mỹ Hoà, không có dịch vụ cho vay. Cuối ngày, kế toán có nhiệm vụ tổng kết, sắp xếp tiền theo thứ tự và đóng thành cây chuyển về trụ sở chính để kế toán ở đây làm thủ tục nhập kho.

i/ Phòng giao dịch QTD Mỹ Hoà chi nhánh Bình Hoà

Đây là phòng giao dịch có chức năng như một trụ sở chính, đảm nhiệm việc cho vay đối với khách hàng ở các địa bàn lân cận. Do nhu cầu khách hàng vay ngày càng nhiều nhưng không có điều kiện đến trụ sở chính do ở quá xa. Để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng, giảm được chi phí, chính vì vậy mà chi nhánh Bình Hoà được thành lập tạo điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động của QTD góp phần năng cao doanh số cho vay.

3.3 Vai trò của QTD Mỹ hòa đối với nền kinh tế tỉnh An Giang và Đất nước

Trong nền kinh tế hàng hoá các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu không có vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ sản xuất. Vì vậy, vốn tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành bước đệm trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá.

Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Riêng đối với hộ sản xuất, QTD có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và hộ sản xuất.

- QTD đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế .

Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn hoá sản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập, nhưng trong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác. Những lúc đó các hộ sản xuất cần có sự trợ giúp của QTD để có đủ vốn duy trì sản xuất liên tục. Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có khác như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất , hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý . Từ đó nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho mọi người.

Như vậy, có thể khẳng định rằng QTD có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở An Giang trong giai đoạn hiện nay.

- QTD góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất .

Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất QTD đã thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ.

Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế tỉnh và đồng thời QTD cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.

Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, QTD quan tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay. Vì vậy QTD sẽ thúc đẩy các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông. Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.

- QTD tạo điều kiện phát huy các ngành nghề mới và giải quyết việc làm cho người lao động.

Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH chúng ta cũng phải quan tâm đến ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quả kinh tế , đặc biệt trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của kinh tế

hộ và QTD sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu hút , giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần làm phát triển toàn diện nông nghiệp và ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông và thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Do đó, QTD là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề kinh tế trong hộ sản xuất phát triển, tạo tiền đề để lôi cuốn các ngành nghề này phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ.

- QTD không những có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn về mặt xã hội.

Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở tỉnh và nước ta. Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực xã hội. QTD thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố. Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội , giữ vững an ninh chính trị xã hội.

Ngoài ra QTD góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo. QTD thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở lên khá hơn, hộ khá trở lên giàu hơn. Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần được xoá bỏ như : Rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan... nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. Qua đó, chúng ta thấy được vai trò của QTD trong việc củng cố lòng tin của nông dân nói chung và của hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Tóm lại: QTD đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất.

Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường.

Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, góp phân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, hạn chế tình trạng bán lúa non... Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

QTD thực hiện mở rộng đầu tư kinh tế hộ gia đình, thực hiện mục tiêu của Đảng và nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn cho vay cho thấy cơ chế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập như quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn, cách xử lý tài sản thế chấp giải quyết như thế nào ? đấu mối với các ngành ra sao ?, sự không đồng bộ ở các văn bản dưới luật đã làm cho hoạt động QTD vẫn còn khó khăn, chưa mở ra được, việc cho vay tín chấp người vay không trả được thì các tổ chức đoàn thể chịu đến đâu ? thực tế họ chỉ chịu trách nhiệm còn rủi ro, tổn thất vẫn là QTD phải chịu. Nếu không có những giải pháp để tháo gỡ thì QTD không thể mở rộng đầu tư vốn và nâng cao hiệu quả việc cho vay phát triển kinh tế hộ.

3.4 Tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng Mỹ Hòa giai đoạn 2007 – 2009

Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Hòa đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, mạng lưới, tổ chức, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh luôn có lãi ngay cả khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên đã tạo được lòng tin cho người dân vay vốn trên địa bàn. Kết quả hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Hòa được thể hiện tóm tắt trên bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại QTD

ĐVT: Triệu đồng Tiêu chí Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008 / 2007 2009/ 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 17.064 29.548 33.680 12.484 73,16 4.132 13,98 Tổng chi phí 14.246 28.045 32.108 13.799 96,86 4.063 14,49 Lợi nhuận trước thuế 2.818 1.503 1.572 -1.315 - 46,66 69 6,55

Thuế 789 421 314 - - - -

Lợi nhuận sau thuế 2.029 1.082 1.258 -947 -46,67 176 16,23

- Tổng thu nhập:

Tổng thu nhập QTD qua 3 năm từ 2007 đến 2009 tăng từ 17.064 lên 33.680 triệu đồng. Trong đó tăng mạnh nhất là vào giao đoạn 2007 – 2008 số tiền tăng là 12.484 triệu đồng, tương đương với tỉ lệ 73,16 %. Nguyên nhân làm cho giai đoạn này tăng mạnh là do vào năm 2008 giá lúa gạo tăng mạnh nên người nông dân trả tiền trước hạn các khoản vay từ năm 2007 còn những người buôn lúa cũng hưởng lợi từ nông dân nên tất cả những khoản vay vào

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w