Phát triển dịch vụ tài chính nông thôn

Một phần của tài liệu Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (Trang 45 - 46)

8. KIẾN NGHỊ VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÙNG DỰ ÁN

8.4Phát triển dịch vụ tài chính nông thôn

Những tổ chức tài chính tín dụng chính thức chỉ cung cấp khoảng phân nữa nhu cầu vốn lưu động cho nông hộ trong vùng dự án và nói chung đầu tư tài chính trong điều kiện cho vay ngắn hạn. Đòn bẩy chính để phát triển các dịch vụ tài chính nông thôn sẽ góp phần cải tiến mối liên kết giữa người cho vay và người vay. Điều này chỉ có thể đạt được khi:

• Đơn giản hoá thủ tục cho vay trong hệ thống tín dụng chính thức và phát triển hệ thống chi nhánh tín dụng nông thôn để tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận vốn vay tốt hơn.

• Giúp người vay thành lập kế hoạch sản xuất và sử dụng vốn vay có hiệu quả.

• Điều chỉnh thời hạn cho vay theo mục đích vay - Một món vay trong 3 tháng không thể đáp ứng một mục đích vay 6 tháng. Ví dụ như thời gian vay vốn cho chăn nuôi heo nên là 12 tháng thay vì 6 tháng hoặc 18 tháng cho chăn nuôi bò.

• Những tổ chức cho vay (NHNN, NHCP và QTDND) nên đánh giá TS thế chấp theo giá thị trường và tăng định mức vay trên TS thế chấp.

• Cho vay đến HTX nên dựa vào giá trị TS của HTX.

Các dịch vụ tài chính nông thôn sẽ được mở rộng phát triển và tạo nhiều cơ hội tiếp cận vốn tốt hơn cho nông dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển các hoạt động thương mại.

Những giải pháp cụ thể gồm:

• Cần huy động vốn nhàn rỗi trong nông hộ và vốn cổ phần của các tổ chức tài chính để tăng cường nguồn vốn cho vay.

• Cạnh tranh mãnh liệt của các tổ chức dịch vụ tài chính chính thức và phi chính thức tạo ra cơ hội lãi suất cho vay thấp và thủ tục cho vay đơn giản hơn.

• Hệ thống tín dụng chính thức từ NHCP và QTDND nên được mở rộng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân.

• Những nguồn lực tài chính từ các dự án nước ngoài và từ các chương trình chính phủ khác nên được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả.

• Cần phát triển các dịch vu bảo hiểm cho NN, đặc biệt như thuỷ sản để bảo đảm nguồn tài chính khi mất mùa do thiên tai và dịch bệnh gây ra.

• Các nhà cung ứng vật tư đầu vào nên cung cấp tín dụng cho nông dân dưới hai hình thức bằng tiền mặt và bằng vật tư.

Hiện tại lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng còn tương đối cao, điều này ảnh hưởng đến chi phí hành chính cao của những món vay nhỏ và rủi ro cao trong việc cho vay đến nông hộ. Để giảm những rủi ro và chi phí này người nông dân cần được tập huấn những kỹ năng quản lý tài chính để sử dụng vốn có hiệu quả. Những tổ chức cho vay cần tăng cường kiểm tra để bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, và hỗ trợ nông dân trong lĩnh vực khuyến nông và marketing để duy trì nguồn tài chính đã tài trợ.

Dự án cũng sẽ tăng cường cơ chế tổ chức cho các hoạt động cải tiến của thị trường tài chính nông thôn. Để tiếp cận vốn vay, nông dân nói chung và người nghèo nói riêng nên tham gia vào các tổ chức sản xuất như CLB nông dân, tổ hợp tác SX, hội phụ nữ, hội nông dân hoặc HTX. Những tổ chức này có thể tiếp cận các nguồn tài chính mà không cần tài sản thế chấp và cũng có thể được vay dưới những hình thức ưu đãi. Những tổ chức như vậy, đặc biệt là HTX cần được quan tâm phát triển để đóng vai trò nồng cốt trong việc kết hợp các thành viên trong thị trường tài chính một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (Trang 45 - 46)