8. KIẾN NGHỊ VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÙNG DỰ ÁN
8.2 Đa Dạng Hoá Sản Xuất & Tạo Cơ Hội Thu Nhập Bền Vững
Phá thế độc canh lúa và đa dạng hoá sản xuất là phương án tốt nhất để phát triển bền vững vùng dự án, nhằm tăng thu nhập nông hộ, tạo cơ hội việc làm, ổn định môi trường đất và nuớc. Cơ hội để đa dạng hoá sản xuất vùng dự án, bao gồm: (i) Phát triển chăn nuôi; (ii) phát triển nuôi trồng thuỷ sản; (iii) phát triển HTCT lấy lúa làm nền; (iv) tạo thu nhập hoạt động phi nông nghiệp.
Mô hình chăn nuôi: Đẩy nhanh tốc độ sản xuất gia súc và gia cầm, mang hiệu quả cao là việc cần làm thường xuyên trong vùng dự án. Trong đó, phát triển chăn nuôi đại gia súc (bò, trâu & dê) sẽ đuợc chú tâm phát triển. Phương pháp sử lý và sử dụng phế phẩm từ rơm, bắp, đậu để tạo ra nguồn thức ăn chăn nuôi sẽ đuợc tiến hành. Đầu tiên 4 khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi sẽ được thực hiện trên 4 hộ đại diện cho 4 nhóm hộ nuôi bò. Qua kết quả thử nghiệm này sẽ nhân rộng ra cho các hộ còn lại ở các năm sau. Bộ phận thú y & chăn nuôi của Sở NN&PT Nông thôn kế hợp TT khuyến nông huyện & xã và chuyên gia về thức ăn gia súc ĐHCT sẽ tiến hành thử nghiệm mô hình này.
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản sẽ đuợc thực hiện dưới hai dạng là: (i) phat triển nuôi cá ao vùng dự án, (ii) sản xuất cá qua tham gia cộng đồng mùa lũ.
Phát triển nuôi cá ao: Do nhu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh rất cao, trong khi đó nuôi cá bè ven sông càng ngày càng bị ô nhiểm. Do vậy, phát triển nuôi cá ao vùng dự án cần phải tiến hành. Để thiết lập mô hình nuôi bền vững, các yếu tố kỹ thuật cần thử nghiệm bao gồm: chất lượng con giống, mật độ thả, thức ăn và quản lý nuớc, cũng như chất luợng sản phẩm đầu ra sẽ đuợc tiến hành trên 4 nhóm hộ hiện nuôi cá tra ao trong vùng dự án. Từ kết quả thành công này sẽ nhân rộng ra các hộ khác và tổ chức họ hợp tác lại để giũ vững chất luợng nuôi thoả mản nhu cầu đòi hỏi của thị trường. TrungTâm Sản Xuất cá giống, & bộ phận bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản, hiệp hội thuỷ sản, kết hợp với khuyến ngư huyện, với sự cố vấn của Khoa Thuỷ Sản, ĐHCT để thực hiện mô hình này.
Hợp tác cộng đồng nuôi cá trong mùa xã lũ: Để thực thi chỉ thị 31 về chu kỳ xã lũ (3 năm/8 vụ), việc tổ chức nông dân thành nhóm cùng mục tiêu sản xuất và thực hịện việc nuôi cá lóc, cá rô đồng,
cá tai tượng theo dạng đăng quần, đang luới sẽ đuợc tiến hành. Buớc đầu thử nghiệm khoảng 3 nhóm hộ nông dân hợp tác trong mùa xã lũ năm đầu. Sau đó mô hình sẽ đuợc phổ biến rộng ở các chu kỳ tiếp theo. Phòng NN & PT NT huyện, Khuyến ngư huyện, Ban quản lý công trình xã lũ sẽ hổ trợ thực hiện mô hình này.
Hệ thống canh tác lấy lúa làm nền
Đa dạng hoá sản xuất qua mô hình luân canh cây trồng (mô hình 2 lúa -1màu & 2 màu -1 lúa): Mổi mô hình sẽ đuợc thử nghiệm trên 4 nhóm nông dân hợp tác tại các tiểu vùng dự án có hệ thống tưới tiêu chủ động và cơ cấu đất phù hợp cho việc đựa màu xuống ruộng. Các cây màu sau lúa cần tính toán kỹ về cơ cấu mùa vụ, thích hợp điều kiện quản lý đất và nuớc và tiềm năng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trung Tâm Khuyến nông tỉnh, Khuyến nông huyện & xã dưới sự cố vấn Đại học Cần Thơ & Đại học An giang để triển khai mô hình này.
Mô hình canh tác tổng hợp (VACRB): Mô hình hệ thống canh tác tổng hợp giũa cây trồng, chăn nuôi và thuỷ sản, kết hợp biogas sẽ đuợc thực hiện trên 4 hộ nghèo, sống cặp tuyến đê vùng dự án sẽ do Khuyến nông Huyện, Xã & Phòng NN Huyện tiến hành với sự trợ giúp Đại học An Giang.
Mô hình giảm giá thành và tăng chất lượng sản xuất lúa: Hiện nay, Trung tâm khuyến nông đã triển khai chương trình này. Tuy vậy, múc độ ứng dụng rộng rãi, đặc biệt vùng sâu của DA còn hạn chế. Do vậy, chương trình 3 giảm - 3 tăng, chọn giống thuần chất luợng cao, xã hội hoá công tác giống và chuyển giao kỹ thuật theo phương pháp tham gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh trong vùng dự án.
Mô Hình Sản Xuất Phi Nông Nghiệp
Phát triển ngành nghề truyền thống: Ngành nghề truyền thống như đan đát, đan thảm lục bình xuất khẩu, bó chổi sẽ là cơ hội giúp hộ nghèo tăng thu nhập, giải quyết việc làm nông thôn. Do vậy, Sở Công nghiệp và Trung Tâm Xúc tiến Việc làm Sở LĐ & TBXH kết hợp với phòng NN Huyện để hổ trợ về phương thức sản xuất, cung ứng tín dụng, và thị trường tiêu thụ.
Chế biến thực phẩm truyền thống: Các mặt hàng chế biến thực phẩm truyền thống như nuớcmắm đậu nành, đậu hủ, chao, tương sẽ cải tiến phương pháp chế biến, kỹ thuật tồn trử, và mở rộng thị trường tiêu thụ đến các nhà phân phối, kể cả các siêu thị nội địa.
Chế biến thức ăn gia súc: Hiện nay, hộ chăn nuôi, đặc bịệt chăn nuôi heo, không thể sử dụng thức ăn tinh và thức ăn công nghiệp để chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Cơ hội giảm chí phí thức ăn và tăng thu nhập qua chế biến thức ăn tại chỗ. Do vậy, việc pha trộn thức ăn tại chỗ và thức ăn tinh cho giá thành thấp nhất, dẩn đảm bảo hàm lượng din dưỡng cho chăn nuôi sẽ đuợc tiến hành. Đầu tiên các công thức này sẽ đuợc thử nghiệm trên vài trang trại chăn nuôi heo. Sau khi kết quả thành công sẽ mở rộng mô hình ra vùng dự án. Nếu công nghệ chế biến này phát triển thì nhu cầu đưa bắp, đậu, màu xuống ruộng sẽ tăng lên. Qua đó, sự đa dạng hoá sản xuất trên nền đất lúa sẽ xảy ra. Do vậy, chuyên gia về thức ăn gia súc ĐHCT sẽ hợp tác với Bộ phận Chăn nuôi Sở NN & PTNT sẽ triển khai mô hình này.
Các mô hình sản xuất đa dạng đuợc mô tả trên sẽ đuợc thử nghiệm và đánh giá qua hiệu quả kinh tế, chấp nhận của nông dân, và giảm ô nhiểm môi trường trong vùng dự án. Do vậy, sự liên kết các bên tham gia như trình bày trong phụ chuơng về kế hoạch thực hiện phải đuợc đồng thuận và tham gia cao và sẽ do Sở NN & PTNT và DA Bắc Vàm Nao điều phối. Kết quả thành công sẽ đuợc chuyển giao cho Sở NN& PTNT chỉ đạo ra diện rộng.