6.1 Bối cảnh
Theo kết quả nghiên cứu năm1996, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hai hình thức tín dụng - chính thức và phi chính thức. Hệ thống tín dụng chính thức bao gồm NH Nông Nghiệp và PT Nông thôn (NHNN), NH Thương Mại Cổ Phần Nông Thôn (NHCP), NH dành cho Người Nghèo, hợp tác xã Tín Dụng, Quỹ tín dụng Nhân Dân (QTDND) và vay từ Nhóm Phụ Nữ tiết kiệm. Nông dân có thể vay vốn trong hệ thống này dưới hai hình thức – Vay thế chấp bằng bàn khoán đất hoặc vay tín chấp thông qua đại diện của các t ổ chức hội bảo lảnh như Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân mà không cần bằng khoán đất. Tuy nhiên, nông dân không dể dàng tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức này nhất là người nghèo vì (i) thủ tục rườm rà, (2) kéo dài thời gian, và (iii) thời gian vay vốn không phù hợp với mùa vụ sản xuất (thời gian vay ngắn hơn mùa vụ sản xuất). Hơn nữa, khi vay xong người vay chi khoảng 30% tiền vay cho cò vay. Ở thời điểm này do yêu cầu cần vốn cho sản xuất nông dân thích vay ở các tổ chức tín dụng không chính thức như vay tư nhân với lãi xuất cao từ 15-30%/ tháng, hình thức cầm cố tài sản ngoài bằng khoán đất, chơi hụi và mua bán sản phẩm non. Theo điều tra của
UNDP và SIDA (1996) thì có đến 70% nông dân vay vốn từ hệ thống tín dụng phi chính thức vì hình thức đơn giản, dể tiếp cận và nhanh chóng mà không cần tài sản thế chấp.
Kể từ năm 1996, sự canh tranh của các hệ thống tín dụng ở nông thôn có xu hướng tăng. Hệ thống tín dụng chính thức như NHNN, NHCP và QTDND đã phát triển các chi nhánh đại diện đến tận làng xã. Hiện nay tỉnh An Giang có 25 QTDND. Có khoảng 90% nông dân có vay vốn đã vay từ nguồn vốn tín dụng chính thức. Hình thức tín dụng phi chính thức vẫn tốn tại và mục đích vay từ nguồn này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra còn nhiều hình thức tín dụng khác từ đại lý vật tư nông nghiệp, công ty xay xác, công ty chế biến, công ty bảo hiểm nông nghiệp, NH chính sách, và các dự án trợ giúp phát triển của nước ngoài kể cả dự án Bắc Vàm Nao (BVN). Ngoài ra còn có các nguồn tín dụng đặc biệt từ các hợp tác xã (HTX), hội phụ nữ và hội nông dân. Có khoảng một phần ba nông hộ ở An Giang được vay vốn từ NHNN và NH chính sách, trong đó 2.8% là hộ nghèo. Có hơn 90% hộ nghèo vay vốn đang trong tình trạng nợ quá hạn.
Trong vùng dự án BVN có bốn tổ chức tín dụng chính thức. Chi nhánh của NHNN ở Phú Nỹ và Chợ Vàm, NHCP Mỹ Xuyên, NH phát triển nhà Mekong, NHTM Châu Á, Chi nhánh QTDND ở Phú Mỹ, Chợ Vàm và Long Sơn, và chi nhánh NH chính sách ở Phú Mỹ. Tất cả các tổ chức tín dụng này đều đòi hỏi tài sản thế chấp là bằng khoán đất. Theo nhận xét của nông dân thì vay vốn ở QTDND thủ tục đơn giản và dể dàng hơn NHNN mặc dù lãi suất cao hơn chút ít. NHNN có thể cho vay khoảng 50% giá trị tài sản thế chấp với lãi suất hàng tháng từ 1.15% -1.25%. Khoảng 90% nông dân vay vốn trong vùng dự án từ NHNN. QTDNN và NHCP cho vay khoảng 70% giá trị tài sản thế chấp với lãi suất ngắn hạn là 1.35%/tháng (thời gian vay vốn tối đa là 1 năm). Doanh số cho vay của QTDNN trong vùng dự án chiếm khoảng 20% tổng số vốn vay.
Bên cạnh hệ thống tín dụng chính thức và phi chính thức, có nhiều nguồn hỗ trợ tài chính từ chính phủ cho phát triển NNNT thông qua hệ thống kho bạc. Ví dụ như chương trình 327 để phủ xanh đồi trọc và chương trình 120 để tạo công ăn việc làm. Nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho phát triển nhà, giao thông, hệ thống điện và nước, xây dựng hố xí hợp vệ sinh và những nguồn hỗ trợ không lãi suất để phát triển lò sấy.
Thật khó để đánh giá tín dụng cho người nghèo. Có hai nguồn tín dụng chính thức cho người nghèo là NH người nghèo và hội phụ nữ tiết kiệm. Những hộ nghèo được chọn lựa bởi chính quyền địa phương theo tiêu chuẩn Bộ TB & Xã Hội. Ngân hàng người nghèo cho vay từ 7-10 triệu đồng với lãi suất 0.5%/tháng và thời gian cho vay tối đa là một năm. Đến tháng 7 năm 2004 có khoảng 5000 hộ nghèo được vay vốn, chiếm 38% nông hộ trong vùng dự án. Quỹ quản lý xã hội và môi trường cũng đã cung cấp nguồn tín dụng thông qua hội phụ nữ cho vay đến nông hộ nghèo với những mục đích vay cụ thể theo ưu tiên của nguồn tín dụng này. Mức vay tối đa là 0.6 triệu đồng với lãi suất
1%/tháng, cho đến nay vốn vay từ nguồn này không có nợ quá hạn. Hội phụ nữ là một trong những mô hình thành công cho vay tín dụng đến nông hộ nghèo ở Việt Nam.
Cho dù hệ thống tín dụng chính thức đang phát triển nhưng nông dân không dễ dàng để tiếp cận nguồn vốn này vì thủ tục vay phức tạp, mất nhiều thời gian để có được vốn vay và đa phần thời gian cho vay là ngắn hạn. Hệ thống tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại với lãi suất từ 5-10%/tháng. Nông dân có xu hướng sử dụng nguồn tín dụng này cho nhu cầu tiêu dùng, họ có thể vay dễ dàng theo nhu cầu.
Tính đến tháng 8/2004 doanh số vay của các tổ chức tín dụng trong vùng dự án là 228 triệu đồng. Trong khi dự báo nhu cầu vốn vay của vùng dự án là 515 triệu đồng nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thuỷ sản.
Chênh lệch giữa nhu cầu cần vay và thực tế cho vay được bổ sung bằng vốn tự có của nông dân, hoặc thông qua hệ thống phi chính thức, hoặc kết hợp giữa hai nguồn này. Các món vay ngắn hạn từ hệ thống chính thức và phi chính thức có thể được sử dụng cho những mục đích đầu tư cá nhân. Trong dự báo nhu cầu vốn vay trên không bao gồm các đầu tư và dịch vụ công cộng bởi vì đây là nguồn tài trợ từ hệ thống tài chính của chính phủ.
6.2. Những trở ngại chính trong hệ thống tài chính nông thôn
Hiện nay có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong các nguồn tài chính hỗ trợ cho nông hộ trong vùng dự án BVN. Ngoài ra còn có các nguồn tài trợ từ chính phủ và dự án nước ngoài thông qua UBND Tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống này cũng tồn tại nhiều nhược điểm trong đầu tư đa dạng hoá SX nông nghiệp và thiết lập một cơ sở tạo thu nhập mới thông qua dự án BVN.
• NHNN là nguồn cung cấp tín dụng lớn nhất nhưng tiếp cận vẫn còn khó khăn như các nguồn tín dụng chính thức khác vì: (i) thủ tục vay vốn còn rườm rà và thời gian kéo dài; (ii) đòi hỏi tài sản thế chấp là bằng khoán đất; và (iii) chỉ cho vay trong ngắn hạn. Vì vậy, hơn phân nữa nông dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn này.
• Khả năng cung cấp tín dụng từ các công ty chế biến và công ty bảo hiểm vẫn còn hạn chế.
• Nông dân có thể gặp rủi ro trong việc tiếp cận tín dụng được cung cấp từ đại lý vật tư nếu họ không có những kỹ năng về quản lý tài chính tốt.
• Hầu hết các HTX hoạt động kém hiệu quả nên xã viên ngần ngại trong việc góp vốn.
• Tín dụng cho hộ nghèo gặp rủi ro lớn vì tỉ lệ nợ quá hạn cao. Mặc dù hội phụ nữ cho vay tín dụng có hiệu quả nhưng kinh nghiệm quản lý còn yếu và sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý nguồn tín dụng lớn.
6.3. Kiến nghị
• Cần thực hiện các giải pháp chiến lược để nâng cao vai trò của HTX trong dịch vụ cung cấp tài chính đến nông hộ trong vùng dự án. Những hoạt động cụ thể được giải thích chi tiết trong những kiến nghị phát triển HTX.
• Để tăng lượng người vay và doanh số cho vay, hệ thống tín dụng chính thức cần đơn giản hoá thủ tục vay vốn, giúp người vay phát triển kế hoạch sản xuất, hỗ trợ chương trình 4 nhà trong kênh sản xuất (từ nhà cung ứng, nhà nông, các tổ chức trung gian, đến các công ty chế biến).
• Cần huy động vốn nhàn rỗi trong nông hộ và vốn cổ phần của các tổ chức tài chính để tăng cường nguồn vốn cho vay.
• Trong bối cảnh có sự cạnh tranh cao giữa các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức, lãi suất tín dụng có xu hướng giảm. Hiện tại lãi suất vẫn còn tương đối cao điều này ảnh hưởng đến chi phí hành chính cao của những món vay nhỏ và rủi ro cao trong việc cho vay đến nông hộ.
• NHNN và QTDND cần đánh giá giá trị tài sản thế chấp theo giá thị trường và tăng định mức cho vay trên tài sản thế chấp.
• Thời gian cho vay nên được điều chỉnh để phù hợp mục đích vay. Một món vay trong 3 tháng không thể đáp ứng một mục đích vay 6 tháng.
• Nông dân cần được tập huấn kỹ năng quản lý tài chính để sử dụng vốn có hiệu quả.
• Nên mở rộng hệ thống tín dụng của NHCP và QTDNN để đáp ứng nhu cầu vốn vay.
• Những tổ chức cho vay cần tăng cường kiểm tra để bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
• Cần phát triển các dịch vu bảo hiểm cho NN, đặc biệt như thuỷ sản để bảo đảm nguồn tài chính khi mất mùa do thiên tai và dịch bệnh gây ra.