Đánh giá về tình hình cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của các NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 41 - 44)

3- Hoạt động dịch vụ.

2.2.2. Đánh giá về tình hình cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của các NHTM.

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ. Nhiều ngân hàng đã đầu tư rất mạnh cho công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, chủ động đối mặt với những thách thức của tiến trình hội nhập.

Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng từ dân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% tổng nguồn vốn huy động. Lượng kiều hối chuyển qua các ngân hàng ngày càng tăng (năm 2007 đạt khoảng 6,5 tỷ USD), góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho các ngân hàng và tăng thu nhập từ phí thanh toán.

Các NHTM Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng.

Trong tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay thì Vietcombank được xem là ngân hàng dẫn đầu trên thị trường bán lẻ với việc cung cấp một loạt các dịch vụ bán lẻ đa dạng như:

 Tài khoản - Tận hưởng tối đa các tiện ích  Thẻ - Hơn cả tiền mặt

 Tiết kiệm và Đầu tư - Giúp cho đồng vốn sinh lời  Chuyển và nhận tiền - Trao gửi yêu thương

 Cho vay cá nhân - Cùng bạn xây dựng các giải pháp tài chính  Ngân hàng điện tử - Đưa Vietcombank tới với bạn

Bên cạnh đó dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB cũng phát triển mạnh mẽ và đang thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet Banking, SMS Banking, VCB-Money, VCB-eTour) là một trong nhiều ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Với khả năng xử lý thông tin trực tuyến, dịch vụ Ngân hàng điện tử cung cấp các dịch vụ thanh toán và truy vấn online cho các khách hàng tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế có quan hệ thanh toán và tài khoản với NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

Trên thị trường NHBL không thể không kể tới các chi nhánh ngân hàng nước ngoài - những ngân hàng luôn đi đầu về công nghệ ngân hàng như ANZ, HSBC,… Với ANZ, mục tiêu đem lại điều tuyệt vời nhất cho khách hàng, ANZ Việt Nam đã đạt được khá nhiều giải thưởng trong đó phải kể đến 2 giải thưởng “ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” năm 2004 và 2007. Chương trình do The Asian Banker, một tạp chí nổi tiếng, có trụ sở tại Singapore và đại học ACNielsen và Wharton của Hoa Kỳ đồng tổ chức.

Các dịch vụ bán lẻ mà ANZ đang cung cấp cho khách hàng là:

• Dịch vụ ngân hàng thường ngày - Giúp cuộc sống thêm linh hoạt

• Tiết kiệm và đầu tư - Giải pháp toàn diện cho nhiều mục đích

• Cho vay cá nhân - Các sản phẩm hiện có

• Học tập và sinh sống tại nước ngoài - Giúp bạn đạt được mục tiêu của mình

• Gửi tiền - Giúp đỡ những người thân yêu ở nơi xa

• Dịch vụ cho khách hàng nước ngoài - Sống và làm việc xa nhà

Trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường khách hàng cá nhân, ANZ đã triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và chúng đang trở thành những kênh phân phối hiệu quả của ANZ. Cùng với hệ thống ATM, ANZ cũng đã mở rộng kênh phân phối của mình với việc lắp đặt các thiết bị thanh toán được kết nối với máy tính xử lí của ngân hàng cho phép ghi nợ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng ngay sau khi khách hàng xác thực thông tin bằng cách bấm mã số cá nhân của mình vào máy. Hệ thống EFTPOS của ANZ tại địa bàn Hà Nội lên tới 60 điểm phân bổ chủ yếu tại các siêu thị chủ chốt, quán bar, nhà hàng, các trung tâm thể thao, phòng bán vé máy bay, các cửa hàng thủ công mỹ nghệ, các bệnh viện lớn…

Với hệ thống NHTMCP như hiện nay, chúng ta có thể lấy một số ngân hàng ra làm ví dụ điển hình như: Techcombank đang mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng dưới tên gọi “cho vay mua nhà và ô tô xịn”. Gần đây Techcombank đã phối hợp với VCB phát hành thẻ @ Fast Access Connect 24 trên cơ sở công nghệ thẻ của VCB cho phép rút tiền tại các máy ATM hoặc POS của VCB và Techcombank. Bên cạnh đó, ACB cũng nhanh tay cùng công ty phần mền và truyền thông VACO ký kết thỏa thuận “ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”.

Một sự kiện nổi bật trong thời gian qua được các nhà ngân hàng và các khách hàng cá nhân quan tâm đó là việc công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty cổ phần dịch vụ Thẻ Smartlink (Smartlink) chính thức công bố kết nối thành công 2 hệ thống thanh toán thẻ liên ngân hàng Banknetvn - Smartlink, trở thành một hệ thống thanh toán thẻ thống nhất trên toàn quốc. Sau hơn 5 tháng tích cực phối hợp triển khai với các ngân hàng thành viên, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Banknetvn và Smartlink chính thức hoàn thành giai đoạn kết nối kỹ thuật liên thông giữa 2 hệ thống, bao gồm 5 ngân hàng thành viên của Banknetvn và Smartlink: Vietcombank; VBARD; BIDV; VietinBank và Techcombank. Như vậy, từ nay, tất cả các chủ thẻ của 5 Ngân hàng thành viên nói trên có thể giao dịch với bất kỳ máy ATM nào của cả 5 ngân hàng.

Theo thống kê đến tháng 03/2008, tổng số máy ATM của 2 hệ thống (5 ngân hàng thành viên) là 3.614 máy, chiếm khoảng 64% tổng số máy ATM tại thị trường

Việt Nam. Trong lộ trình kết nối giữa 2 tổ chức thanh toán thẻ này, đến cuối Quý III năm 2008, Banknetvn và Smartlink sẽ phối hợp triển khai kết nối liên thông hệ thống ATM với các tất cả ngân hàng thành viên còn lại để hoàn thành giai đoạn I. Giai đoạn II sẽ kết nối liên thông hệ thống POS cho các ngân hàng thành viên và hợp tác cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Trên thị trường hiện nay tồn tại 4 hệ thống thẻ. Trong đó, hệ thống thẻ của Smartlink chiếm 25% thị phần với 29 ngân hàng thành viên, 5% của vài hệ thống khác. Còn hệ thống của Banknetvn gồm 7 ngân hàng thương mại, trong đó có 3 ngân hàng lớn như Agribank, BIDV, Vietinbank và 4 ngân hàng thương mại cổ phần khác, chiếm xấp xỉ 70% thị phần. Ngoài ra còn hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) với hệ thống gần 800 máy ATM của 4 ngân hàng thành viên gồm: EAB, MHB, SGB và Habubank. Theo lộ trình, đến cuối quý III-2008, Banknet và Smartlink sẽ phối hợp triển khai kết nối liên thông hệ thống với các tất cả ngân hàng thành viên còn lại. Khi đó, tổng số máy ATM của 2 hệ thống đạt hơn 4.500 máy, chiếm 80% tổng số máy ATM tại thị trường Việt Nam; số lượng thẻ thanh toán phát hành khoảng 9,2 triệu thẻ, chiếm 86% thị phần thẻ thanh toán cả nước. Trong quý IV-2008, chủ thẻ ATM có thể giao dịch được với nhiều máy ATM của các ngân hàng thành viên trong hệ thống.

Từ nay đến 2010, Banknetvn sẽ tiếp tục việc mở rộng kết nối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, các công ty chuyển mạch trong nước và các quốc gia khác trong khu vực như: NETS (Singapore); China UnionPay (Trung Quốc)... và với các tổ chức thẻ quốc tế như: Visa, MasterCard, JCB.

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w