Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 32 - 37)

NHCT HOÀN KIẾM

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong những năm gần đây.

Hoàn Kiếm trong những năm gần đây.

(i) Hoạt động huy động vốn.

Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã tận dụng những ưu thế của mình về địa bàn và mạng lưới quỹ tiết kiệm để tăng số dư trên tiền gửi dân cư một cách ổn định và chắc chắn. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ vững nguồn vốn từ các tổ chức, chi nhánh cũng rất chú trọng đẩy mạnh huy động vốn trong dân cư. Rõ nét nhất ở đây là phát triển mạng lưới. Trong năm 2007 chi nhánh đã thành lập thêm phòng giao dịch Hồ Gươm, bước đầu hoạt động có kết quả cao, nhất là hoạt động dịch vụ đối ngoại; nâng cấp 3 quỹ tiết kiệm thành điểm giao dịch; chi nhánh tiếp tục kéo dài thời gian làm việc hàng ngày và sáng thứ 7 hàng tuần tại các điểm giao dịch đã góp phần nâng cao uy tín cho NHCT; không ngừng đào tạo nâng cao trình độ cũng như đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ giao dịch viên nhằm tạo hình ảnh đồng nhất, tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng…Chính vì vậy, trước áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm vẫn khẳng định được vị thế và tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Bảng2: Tình hình huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm qua một số năm. Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động 2.761.000 4.547.000 3.263.000 Tiền gửi doanh nghiệp 1.826.000 3.547.000 2.643.000

Tiền gửi dân cư 935.000 1.000.000 650.000

Tiền gửi không kì hạn 423.000 591.000 783.000

Tiền gửi có kỳ hạn 2.338.000 3.956.000 2.480.000

Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Hoàn Kiếm

Tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến hết 31/12/2007 là 5.143 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại chỗ là 3.263 tỷ đồng, nguồn vay BHXH là 1.880 tỷ đồng. Năm 2006, cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp tăng từ 67% lên 78% , tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng 87%. Đến năm 2007, cơ cấu này lại có sự chuyển dịch, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp giảm từ 84% xuống 81%; tiền gửi dân cư tăng từ 16% lên 19%. Trong năm nguồn vốn giảm 1.230 tỷ đồng do nguồn vốn huy động kì phiếu tạm thời của TCTD đến hạn phải thanh toán (NHCT Việt Nam không cho huy động tiếp). Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống NHCT Việt Nam.

Biểu đồ 1: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm theo loại hình khách hàng qua một số năm.

Qua biểu đồ trên ta thấy mảng khách hàng là doanh nghiệp đem lại doanh số huy động vốn cao cho ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm chiếm một tỷ trọng khá nhỏ (luôn dưới 30% tổng nguồn vốn huy động).

Xét cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm phần lớn và gần như toàn bộ tổng tiền gửi của ngân hàng (xem biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm theo kì hạn qua một số năm.

(ii) Hoạt động tín dụng.

Xét bảng số liệu về hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm qua một số năm.

Bảng 3: Tình hình cho vay của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm qua một số năm. Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 200.000 18% 220.000 21% 410.000 37% Cho vay trung-dài

hạn 900.000 82% 850.000 79% 690.000 63%

Cho vay DNNN 880.000 80% 778.000 73% 800.000 73% Cho vay NQD 220.000 20% 292.000 27% 300.000 27% Cho vay VND 890.000 81% 779.000 73% 877.000 80% Cho vay ngoại tệ 210.000 19% 291.000 27% 223.000 20% Tổng dư nợ cho

vay 1.100.000 100% 1.070.000 100% 1.100.000 100% Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT Hoàn Kiếm

Dư nợ cho vay đến 31/12/2006 đạt 1.070 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2005 (giảm 30 tỷ đồng) và đạt 96 % kế hoạch được giao do trong trong năm một số dự án của ngành dầu khí hoạt động rất hiệu quả, khách hàng đã trả nợ trước hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn là 220 tỷ đồng chiếm 21%, dư nợ trung – dài hạn là 850 tỷ đồng chiếm 79%. Sang năm 2007, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 1.100 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2006. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 37% tăng hơn so với hai năm 2005 và 2006, dư nợ cho vay trung - hạn chiếm 63% giảm so với năm 2006 và 2005; Dư nợ cho vay DNNN chiếm 73%, cho vay ngoài quốc doanh chiếm 27%.

Biểu đồ 3: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo thời hạn

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy thời hạn cho vay của chi nhánh chủ yếu là trung và dài hạn luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ cho vay song tỷ trọng này đang có xu hướng giảm qua từng năm. Điều này cũng thể hiện sự cận trọng trong việc ra quyết định cho vay của các nhà lãnh đạo ngân hàng bởi lẽ cho vay ngắn hạn an toàn hơn cho vay trung và dài hạn.

Đối tượng khách hàng mà NHCT Hoàn Kiếm cho vay chủ yếu là các DNNN còn các đối tượng ngoài quốc doanh bao gồm các công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty nước ngoài và các cá nhân, hộ gia đình thì luôn có dư nợ cho vay thấp, không quá 30%, song tỷ trọng này đang có xu hướng tăng qua các năm (xem biểu đồ 4).

Biểu đồ 4: Tỷ trọng dư nợ cho vay theo loại hình khách hàng.

Nét nổi bật của hoạt động tín dụng trong năm 2007 là:

- Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Tiếp tục phương trâm “minh bạch hoá chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng đồng thời với việc định hướng phát triển tín dụng theo ngành, lĩnh vực để đưa ra các giải pháp tập trung”. Trong năm, chi nhánh đã tăng cường xây dựng được mối quan hệ găn kết chặt chẽ và chiến lược với một số khách hàng quan trọng truyền thống như Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Công ty hoá chất mỏ…Và phát triển với một số khách hàng có ý nghĩa lâu dài như Công ty truyền tải điện I, Công ty cổ phần đầu tư tập đoàn dầu khí Việt Nam, Công ty viễn thông điện lực, Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam…Đồng thời chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy đến 31/12/2007 không có dư nợ quá hạn, trong năm không phải trích dự phòng rủi ro do chất lượng tín dụng.

- Cơ cấu dư nợ đã được thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 21% lên 37%, tỷ trọng cho vay DNNN giảm từ 84% xuống 70%.

- Về xử lý và thu hồi nợ đọng: những khoản nợ đọng tại chi nhánh là những khoản nợ xấu phát sinh đã từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồn tại,

không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo đã được xử lí nhưng không thu đủ nợ gốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp ứng dụng Marketing trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w