Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích.
3.5.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm probiotic vào khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con.
tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con.
Chúng tôi sử dụng 6 chủng cho phát triển sản phẩm thử nghiệm theo 2 tổ hợp khác nhau: tổ hợp PBB1 có hai chủng Bacillus (H4) và nấm men Sacharomyces boulardii (SB) và tổ hợp PBB2 gồm 6 chủng nghiên cứu (4 chủng lactic: 6H2, C3, NC1, Đ7; 01 chủng Bacillus (H4) và chủng nấm men Sacharomyces boulardii (SB)). Theo đánh giá của chúng tôi đây là các chủng tiềm năng nhất.
Kết quả sử dụng chế phẩm PBB1 và PBB2 trên lợn con (trọng lượng 7,7 - 8,1kg) sau 50 ngày thí nghiệm được trình bày trong bảng 28.
Chỉ tiêu Lô 1 ĐC (-) Lô 2 ĐC (+) Lô 3 (PBB1) Lô 4 (PBB2) SE P SL lợn mỗi lô (c) 24 24 24 24 KL bắt đầu (kg) 7.7 8.0 8.1 7.9 0.09 0.762 KL Kết thúc (kg) 26.7a 29.8b 28.2ab 29.9b 0.29 0.021 TĐST (g/c/ngày) 396a 454b 421ab 462b 5.36 0.013 TĂĂV (g/c/ng) 604 631 655 654 19.41 0.388 TTTĂ/kg TT (kg) 1.53ab 1.39a 1.56b 1.42ab 0.036 0.021
Ghi chú: SL: Số lượng; KL: Khối lượng; TĐST: Tốc độ sinh trưởng; ĐC (-): Đối chứng tiêu cực; ĐC (+): Đối chứng tích cực; TĂĂV: Lượng thức ăn ăn vào; TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn. Các giá trị trung bình trong cùng một hàng mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau ở mức P<0.05.
Sau 50 ngày thí nghiệm, lợn con ở các lô được ăn khẩu phần có bổ sung colistin và chế phẩm PBB2 có khối lượng cơ thể cao hơn các lô khác (29,8 và 29,9 kg tương ứng). Tốc độ sinh trưởng thể hiện ở chỉ tiêu tăng trọng ngày cao nhất quan sát thấy ở lợn lô 4, cao hơn so với lô đối chứng âm 16,7% (P < 0,05), nhưng cao hơn không đáng kể so với đối chứng dương 1,76% (P >0,05). Ngoại trừ lô 1, 2 và 4, tốc độ sinh trưởng của lợn ở các lô 3 dao động từ 421 đến 434 g/con/ngày và sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (bảng 28).
Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn tốt nhất quan sát thấy ở lợn lô 2 với mức tiêu tốn là 1,39 kg thức ăn/kg tăng trọng (thấp hơn so với lô 1 9,15%), sau đến là lô 4 (1,42 kg) (thấp hơn so với lô 1 là 7,19%). Sự khác biệt về tiêu tốn thức ăn ở lô 2 và lô 4 so với các lô khác là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn ở lô 3 là 1,56 kg và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.
Thông qua những kết quả về sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm như đã trình bày ở trên, có thể thấy bổ sung kháng sinh liều thấp (colistin với liều 100g/tấn) và chế phẩm probiotic đa chủng dạng bột đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng của lợn con so với đối chứng âm (tăng 16,7%) và hiệu quả chuyển hóa thức ăn (mức tiêu tốn thấp hơn 7,19%).
Mức độ cải thiện năng suất sinh trưởng ở vật nuôi của các sản phẩm probiotic rất khác nhau phụ thuộc vào đặc tính sinh học, mật độ, sức sống, hoạt tính của các chủng vi sinh vật probiotic được sử dụng (Sanders, 2001). Trong trường hợp của nghiên cứu này, một chế phẩm probiotic đa chủng gồm cả vi khuẩn lactic, Bacillus và nấm men ở dạng bột tỏ ra có tác dụng rõ rệt và tương tự các kết quả nghiên cứu trên lợn con sau cai sữa của một số các tác giả khác như Lessard và Brisson (1987) với sản phẩm probiotic gồm 3 chủng vi khuẩn lactic (L. bulgaricus, L. casei và S. thermophilus); Fialho và ctv (1998) với sản phẩm probiotic gồm 2 chủng vi khuẩn lactic và 1 chủng Bacillus (L. acidophilus; Streptococcus faecium và Bacillus toyoi). Các số liệu ở bảng 28 cũng cho thấy, cùng là chế phẩm dạng bột nhưng chế phẩm PBB1 kém hiệu quả hơn so với PBB2, nguyên nhân rất có thể do trong sản phẩm PBB2 không có các vi khuẩn lactic.