Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi (Trang 50 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích.

3.4.2. Ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy lên khả năng sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus

khuẩn Bacillus

3.4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy

Nuôi lắc 02 chủng vi khuẩn Bacillus trong bình tam giác chứa 20ml môi trường LB dịch thể ở các nhiệt độ khác nhau từ 30-550C. Sau 24 giờ nuôi cấy thu dịch lên men đo OD và định lượng hàm lượng enzym tạo ra. Kết quả được trình bày ở bảng 22.

Bảng 22: Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng (OD660) và sản sinh enzym của 02 chủng Bacillus

Nhiệt độ(oC) Chủng H3 Chủng H4 OD660 Amylaza (D-d, mm) Xenlulaza (D-d, mm) OD660 Amylaza (D-d, mm) Xenlulaza (D-d, mm) 300C 2,213 29 26 2,013 27 24 370C 2,534 34 30 2,234 30 27 400C 1,876 35 30 1,576 29 28 450C 1,185 28 24 0,885 22 23

(D-d, mm: vòng phân giải cơ chất)

Kết quả ở bảng 22 cho thấy, khả năng sinh trưởng của 2 vi khuẩn Bacillus

tăng khi nhiệt độ tăng từ 30oC lên đến 37oC. Khi nhiệt độ tăng lên trên 37oC (40 và 45oC) mật độ quang giảm, tuy nhiên sự giảm này không nhiều như vi khuẩn lactic. Điều này có thể hiểu được vì các chủng Bacillus chịu các điều kiện bất lợi tốt hơn vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp cho enzym amylaza, xenlulaza hoạt động của chủng H4 là 400C, chủng H3 là 370C. Ở nhiệt độ nuôi cấy cao hơn (450C), hoạt tính của các enzym giảm dần. Do đó, nhiệt độ 37oC là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và sản sinh enzym của 02 chủng vi khuẩn Bacillus.

Nuôi lắc 220 vòng/phút các chủng Bacillus trong môi trường LB có pH khác nhau từ 2,0 đến 7,0 ở nhiệt độ 370C trong 24 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 2 chủng Bacillus sinh trưởng ở môi trường có pH từ 5-7 tốt hơn khi so với môi trường có pH <5. Tuy nhiên hoạt tính enzym mạnh nhất là khi nuôi cấy tại môi trường có pH 7.

3.4.2.3. Ảnh hưởng của muối mật trong môi trường nuôi cấy

Tương tự như với vi khuẩn lactic, kết quả về sự ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy có nồng độ muối mật khác nhau được trình bày ở bảng 23.

Bảng 23: Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy có nồng độ muối mật khác nhau đến

khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn Bacillus.

Ký hiệu chủng Nồng độ muối mật (%) 0,2 0,5 1 2 3 4 5 H4 ++ +++ +++ ++++ +++ +++ ++ H3 + + + ++ +++ ++++ +++ ++

(+): biểu thị khả năng sinh trưởng

Kết quả bảng 23 cho thấy, cả 2 chủng đều chịu được nồng độ muối mật 0,2- 5% nhưng khả năng chịu muối mật giữa các chủng là không giống nhau. Trong đó chủng H4 sinh trưởng tốt nhất là ở môi trường có nồng độ muối mật 2% còn chủng H3 là 3%. Nói chung, nồng độ muối mật thích hợp cho sự sinh trưởng của 2 chủng

Bacillus là 1-4%.

Một phần của tài liệu Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu ích phục vụ cho việc sản xuất các chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w