Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân lập các chủng vi sinh vật hữu ích.
3.2.1.2. Đánh giá khả năng sản sinh bacteriocin
Một trong những đặc tính quan trọng nhất làm căn cứ tuyển chọn các chủng vi khuẩn probiotic là khả năng kháng các vi khuẩn kiểm định. Trong số 30 chủng sản sinh axit lactic cao nhất, 12 chủng được xác định là có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất. Kết quả được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6: Khả năng sản sinh bacteriocin kháng vi khuẩn kiểm định của 12 chủng vi khuẩn lactic (được đánh giá bằng đường kính vòng kháng khuẩn - ∆D, mm)
STT Ký hiệu chủng
Vi khuẩn kiểm định (∆D, mm*)
Salmonella entriristic E. coli Shigella flexneri
1 1K8 11 2 6 2 2M33 13 4 7,5 3 3K2 11 0 10 4 5M2 5 0 10,5 5 5H4 9 0 11 6 6H2 21 12 10 7 C3 16 11 10 8 Đ2 12 3 6 9 Đ12 6 1,5 3 10 Đ7 10 7 7 11 NC1 8 6 12 12 NC2 6 3 9 (* ∆D = D-d: đường kính vòng kháng khuẩn)
Kết quả ở bảng 6 cho thấy, cả 12 chủng đều có hoạt tính kháng vi khuẩn
Salmonella và Shigella. 09 chủng có khả năng ức chế cả 3 loại vi khuẩn kiểm định (Salmonella, E. coli và Shigella). Tuy nhiên, mức độ kháng các vi khuẩn kiểm định của các chủng rất khác nhau. Vòng kháng khuẩn (cả 3 loại vi khuẩn kiểm định) có đường kính lớn thuộc về các chủng 6H2; C3 (D-d ≥10mm đối với cả 3 chủng kiểm định); vòng kháng khuẩn trung bình thấy ở chủng Đ2; Đ7; 1K8; NC1; NC2 và 2M33 (D-d ‹ 10mm). Có 3 chủng 3K2; 5M2 và 5H4 có hoạt tính kháng E. coli không rõ rệt (D-d = 0 mm) (Hình minh họa hoạt tính kháng khuẩn của một số chủng lactic có trong hình 4, 5 thuộc phụ lục 1).
Vì vậy 09 chủng sinh bacteriocin kháng cả 3 loại vi khuẩn kiểm định được dùng trong các nghiên cứu tiếp theo.
Hình 2: Sơ đồ minh họa hoạt tính kháng khuẩn của các chủng lactic.
3.2.2. Vi khuẩn Bacillus