b. Quá trình cổ phần hoá:
2.2.2.2. Những khó khăn vướng mắc mà Nhà máy 3 gặp phải:
Trước mắt Nhà máy đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất từ nhiều năm trở lại đây và những hậu quả mà nó để lại sau này. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo sự cắt giảm chi phí, sự cắt giảm này trong hầu hết các ngành đã khiến cho hoạt động của Nhà máy gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới các nhu cầu của thị trường giảm theo một cách nhanh chóng bởi ai ai cũng thắt chặt chi tiêu, Nhà nước thì khuyến khích tiết kiệm, khối các ngân hàng thì thắt chặt tín dụng với nỗi lo lạm phát, số người thất nghiệp gia tăng, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu và sức mua của thị trường, đây là khó khăn lớn nhất mà Nhà máy phải trải qua trong thời kì khủng hoảng.
Đối với các sản phẩm chuyên dụng phục vụ cho nội bộ ngành thì Nhà máy đang phải đối mặt với thực tế là thị trường đang dần bị thu hẹp. Quá trình kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ bản nói chung cho mạng lưới Bưu chính viễn thông, chi nhánh các bưu điện tỉnh, thành phố, các bưu cục trên cả nước đều đã được hoàn tất, do đó từ nay trở đi các hợp đồng xây mới để cung cấp với số lượng lớn sẽ không còn nữa, thay vào đó chỉ là các hợp đồng cung ứng phục vụ sửa chữa và bảo trì duy tu nên số lượng hàng đặt sẽ không nhiều. Đối với các công trình ngầm có sử dụng loại ống nhựa chịu lực, chịu nén và chịu nhiệt có độ bền cao, hơn nữa lại nằm sâu trong lòng đất nên ít chịu tác động của môi trường bên ngoài cho nên sản phẩm sẽ lâu lão hóa và có tuổi thọ cao. Vì vậy trong tương lai thị trường hàng chuyên dụng này sẽ dần dần bị thu hẹp đặt ra thách thức trong việc tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm.
Một khó khăn khác nữa là Nhà máy phải chịu sức ép liên tiếp của việc giá vật tư đầu vào tăng đến chóng mặt, cụ thể là giá nhựa hạt dùng để chạy
sản phẩm tăng, thêm vào đó là giá xăng, giá điện tăng, điều này dẫn đến hệ quả là giá của một loạt các vật tư khác cũng tăng kèm, chi phí vận tải cũng gia tăng. Bên cạnh đó một phần tác động của lạm phát cũng làm cho giá cả chung của hầu hết các loại mặt hàng tăng, mức lương cơ bản liên tục được điều chỉnh tăng, chi phí nhân công tăng lại càng tiếp tục góp phần vào chuỗi gia tăng của chi phí sản xuất. Chuỗi tăng giá liên tiếp trên đã khiến cho Nhà máy phải đối mặt với bài toán chi phí sản xuất tăng, nếu không tìm tòi để có những biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất mà phải sử dụng đến chiêu bài bất đắc dĩ là tăng giá thành sản phẩm thì việc gia nhập thị trường dân dụng đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
Dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị cũ kĩ cũng đã góp phần làm cho chi phí sản xuất tăng cao, năng suất làm việc thì giảm xuống, máy móc cũ làm hao phí điện năng, sản phẩm đầu ra chất lượng không đồng đều, mẫu mã kém hấp dẫn, tốn nguyên vật liệu hơn so với thông thường, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
Nhà máy chính thức đi vào sản xuất các sản phẩm dân dụng từ đầu năm 2008, do đó việc thiếu thốn kinh nghiệm trong lĩnh vực này là không thể tránh khỏi và dễ dẫn đến sai sót. Không chỉ có thế việc sản phẩm dân dụng ra đời mới mẻ như vậy bước đầu sẽ rất khó trong việc ước tính chi phí và giá bán sao cho phù hợp, đây cũng có thể coi là một khâu cực kì quan trọng đặt nền móng cho sự xuất hiện của sản phẩm trên thị trường. Đã vậy doanh nghiệp sẽ còn phải đối mặt với bài toán gia nhập thị trường, xác định và xây dựng hệ thống kênh phân phối, và còn phải chịu sức ép cạnh tranh đến từ các đối thủ lớn trên thì trường dân dụng nữa, rõ ràng là khó khăn chồng chất khó khăn.
Ban đầu việc ra đời dây chuyền sản xuất sản phẩm dân dụng bắt nguồn từ ý tưởng lúc Nhà máy đang trong giai đoạn khó khăn, việc sản xuất hàng dân dụng ban đầu chỉ được coi là giải pháp tình thế trong khi số hợp đồng
chuyên dụng kí kết ngày một giảm, chỉ sau này khi ban lãnh đạo Nhà máy nhận ra rằng việc chuyển sang sản xuất sản phẩm dân dụng không còn là giải pháp tình thế nữa mà đó là bước đi chiến lược, bước chuyển mình mang tính đột phá thì các sản phẩm này mới được coi là cần phải đẩy mạnh vào đầu tư. Giai đoạn đầu khi mới đưa vào sản xuất các sản phẩm ống dân dụng thì có thể nói sản xuất mới chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò nên chưa đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh, chưa đẩy mạnh việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất… do đó mà hiệu quả đạt được chưa thực sự cao. Bên cạnh đó Nhà máy chưa có sự đầu tư sâu rộng vào các hoạt động chào hàng, bán hàng, tiếp thị và hàng loạt các hoạt động Marketing khác mà hầu hết dựa trên các mối quan hệ đã có cũ trong thị trường hàng chuyên dụng nên nhiều người vẫn chưa biết đến sự có mặt của các sản phẩm ống dân dụng của Nhà máy trên thị trường. Đồng thời với những khách hàng đã từng biết đến sản phẩm dân dụng thì họ đều có sự phản hồi chung là chủng loại mẫu mã của sản phẩm chưa đa dạng, phong phú so với các nhà cung cấp khác trên thị trường, điều này nếu không được quan tâm chú ý thì cũng sẽ rất có thể làm ảnh hưởng tới thị hiếu và sự lựa chọn sản phẩm cảu người tiêu dùng.
Cũng chính sự đầu tư chưa sâu rộng nên các sản phẩm sản xuất ra chưa có tính bổ trợ lẫn nhau, mà một đặc tính của các khách hàng khi tìm đến các sản phẩm vật liệu cho ngành xây dựng thì họ luôn mong muốn tìm kiếm được các bộ sản phẩm bổ trở đi kèm do cùng một nhà sản xuất cung cấp bởi yêu cầu đồng bộ được đặt lên rất cao. Điều này cũng đã được Nhà máy biết đến, tuy nhiên giải pháp tình thế mà Nhà máy sử dụng lúc này là đã đặt hàng một số linh kiện từ nước ngoài và nhập khẩu về trong nước. Tuy bước đầu giải pháp này cũng có phát huy tác dụng trong lúc Nhà máy đầu tư vào dây chuyền sản xuất các linh kiện đi kèm thế nhưng giải pháp tình thế này vẫn bộc
lộ nhược điểm đó là chi phí phải bỏ ra là tốn kém và để giữ chân khách hàng thì đôi khi Nhà máy phải chấp nhận hòa vốn hoặc chịu lỗ. Các linh kiện nhập khẩu đôi khi cũng không tránh khỏi những trường hợp sai, hỏng hoặc bị trục trặc, và do không tự sản xuất được nên Nhà máy thiếu hụt các chuyên gia kĩ thuật để có thể giải quyết và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của dịch vụ hậu mãi. Để có được sự bảo hành bảo trì thì đôi khi phải chờ chuyên gia từ phía Trung Quốc sang nên thời gian khách hàng phải chờ đợi là rất lâu, và để có được sản phẩm để đổi mới cho khách hàng thì phía Nhà máy phải chờ hàng từ Trung Quốc về nên vấp phải vấn đề về thời gian, rõ ràng giải pháp tình thế không thể đem áp dụng lâu dài được, nó chỉ có giá trị tức thời trong thời gian ngắn, nó chỉ được đem ra sử dụng trong khi Nhà máy chưa có dây chuyền mới và để đổi lấy thời gian cho Nhà máy có thể đầu tư dây chuyền sản xuất mới. Như vậy trong tương lai không xa nhất định Nhà máy phải có giải pháp lâu dài để thay cho giải pháp cấp bách mang tính tình thế này.
Những vấn đề nêu trên chắc hẳn đều đã được đội ngũ lãnh đạo của Nhà máy biết đến, nhưng với một doanh nghiệp có quy mô lớn như vậy thì việc chuyển hướng hoàn toàn để đầu tư vào sản phẩm dân dụng, việc thay đổi tư duy và hướng đi chiến lược như vậy sẽ vấp phải nhiều ý kiến trái ngược nhau, sẽ khó khăn rất nhiều trong việc đồng thuận các ý kiến và tìm ra tiếng nói chung. Có thể nói doanh nghiệp lớn có nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng quy mô lớn sẽ không còn là thế mạnh vì những bước chuyển mình của doanh nghiệp lúc này sẽ rất tốn kém và không thể thực hiện một sớm một chiều được. Đây cũng chính là bài toán khó và là thách thức lớn đối với Nhà máy trong thời điểm hiện tại.