Hiệu quả xã hộ

Một phần của tài liệu 259083 (Trang 64 - 66)

V Nhóm Trọng tải và hệ số sử dụng trọng tả

b)Hiệu quả xã hộ

Hiệu quả xã hội của dự án thể hiện ở các mặt sau:

* Thúc đẩy sự phát triển VTHKCC thành phố Hà Nội: Phương án góp phần

giải quyết nhu cầu đi lại người dân ở khu vực ven nội, ở các khu vực chung cư lớn của Hà Nội, đồng thời hoàn thiện mạng lưới VTHKCC của thành phố tạo thành một mạng lưới liên thông, liên kết với các tuyến đường trục chính, các tuyến xe buýt hiện này; từng bước phát triển và hoàn thiện mạng lưới VTHKCC trên địa bàn thủ đô và thu hút người dân quen dần với việc sử dụng phương tiện VTHKCC.

* Giảm ách tắc giao thông: Những kết quả gần đây cho thấy, diện tích chiếm

dụng động cho một chuyến đi bàng xe buýt chỉ bằng 35% so với xe đạp, 20% xe máy và bằng 10% so với một chuyến đi của xe con cá nhân. Như vậy tức là cứ một chuyến đi bằng xe máy sẽ chiếm dụng diện tích động bằng 5 chuyến đi bằng xe buýt, một chuyến đi bằng xe con chiếm dụng diện tích lòng đường bằng 10 lần chuyến đi bằng xe búyt. Giả sử rằng khi tuyến xe buýt 65 đi vào hoạt động những chuyến đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy, xe con sẽ giảm đi đáng kể thay vào đó là những chuyến đi bằng xe buýt thì sẽ góp phần làm tăng khả năng thông qua của tuyến đường nói riêng và giao thông Hà Nội nói chung.

* Lợi ích do giảm quỹ đất giành cho giao thông tĩnh: Theo tài liệu “Giao thông đô thị ” của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thuỷ, diện tích chiếm dụng động và tĩnh của các loại phương tiện được tính toán trong bảng 3.12.

Bảng 3.12: Diện tích chiếm dụng của các loại phương tiện giao thông T

T

Chỉ tiêu Xe đạp Xe máy Xe buýt

I Diện tích chiếm dụng tĩnh (m2) 2,5 3,5 100

1 Chiều dài (m) 2 8,999

2 Chiều rộng (m) 0,7 2,494

3 Số hành khách (HK) 1 60

4 Diện tích chiếm dụng tĩnh bình quân (m2/HK) 2,5 3,5 1,67

II Diện tích chiếm dụng động (m2) 4 11,2 84

1 Chiều dài (m) 8

2 Chiều rộng (m) 1,4

3 Số hành khách (HK) 1 24

4 Diện tích chiếm dụng động bình quân (m2/HK) 4 11,2 1,4 Theo bảng 3.12 ta thấy diện tích chiếm dụng động cũng như tĩnh bình quân cho một hành khách của xe buýt nhỏ hơn nhiều so với các loại phương tiện cá nhân khác như (xe đạp, xe máy…) như vậy nếu sử dụng xe buýt thay thế cho phương tiện cơ giới cá nhân thì quỹ đất dành cho giao thông tĩnh trong thành phố sẽ giảm, và sẽ giảm vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao công suất sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

* Nâng cao tính an toàn của hệ thống giao thông đô thị: Theo các số liệu

thống kê hiện nay thì hàng năm số vụ tai nạn do xe buýt gây ra ở các đô thị của Việt Nam chỉ chiếm dưới 1% trong khi đó số vụ tai nạn có liên quan đến xe máy chiếm tới trên 60%. Như vậy sự gia tăng số lượng hành khách đi lại bằng xe buýt sẽ góp phần đẩy lùi tai nạn giao thông, làm giảm chi phí tài chính cũng như những mất mát về sức khoẻ, tinh thần do tai nạn giao thông gây ra.

* Thiểu hoá chi phí đi lại: Thật vậy, khi mạng lưới xe buýt ngày càng mở

phương tiện VTHKCC thì đã góp phần tiết kiệm năng lượng hoá thạch (xăng, dầu…) đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị do đó làm giảm nhu cầu đầu tư và chi phí duy tu bảo dưỡng.

Một phần của tài liệu 259083 (Trang 64 - 66)