Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu 259083 (Trang 29 - 30)

- Điều chỉnh lượt xe hoạt động:

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Đối với vận tải xe buýt mục tiêu phát triển là:

- Phát triển mạnh và hoàn thiện mạng lưới xe buýt.

- Lấy doanh nghiệp nhà nước làm vai trò chủ đạo, khuyến khích thu hút.

- Các thành phần kinh tế tham gia VTHKCC bằng xe buýt.

- Đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong thành phố với độ tin cậy cao, chất lượng phục vụ ở mức tiên tiến trong khu vực. Năm 2010 xe buýt phải được đáp ứng từ 20 ÷ 30 % nhu cầu đi lại của nhân dân và 50 ÷ 60% vào năm 2020.

- Giao thông đô thị: Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng: Bảo đảm quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt (15 ÷ 25)%. Đối với các thành phố lớn, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn, đặc biệt là đường xe điện, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, giải pháp ùn tắc và tai nạn giao thông.

Mục tiêu của chiến lược phát triển giao thông vận tải đô thị đến 2020

* Năm 2010

- Tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có, tập trung xây dựng các đường hướng tâm, các vành đai, các trục chính đô thị, các nút giao cắt lập thể, phát triển hệ thống giao thông tĩnh và kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt, đồng thời triển khai gấp một số tuyến tàu điện ngầm, tàu điện mặt đất và đường sắt trên cao cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- VTHKCC chủ yếu xe buýt và một số tuyến đường sắt trên cao (25 ÷ 30)%, xe máy (37 ÷ 33)%, xe đạp 18%, xe ôtô con (13 ÷ 12)% và các loại phương tiện khác là 7%.

* Năm 2020

- Tỷ lệ VTHKCC đạt từ 50 ÷ 60%.

- Tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15 ÷ 25%.

- Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (tàu điện mặt đất, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm).

- Năm 2020 VTHKCC chủ yếu vận tải bánh sắt (50 ÷ 60)%, xe máy (15 ÷ 12)%, xe đạp (13 ÷ 11)%, xe ôtô con (16 ÷ 14)% và các loại phương tiện khác là 3%.

Một phần của tài liệu 259083 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w