- Điều chỉnh lượt xe hoạt động:
b) Đánh giá lựa chọn
- Điểm trung chuyển Long Biên: Điểm trung chuyển này mới được xây dựng diện tích khá rộng, ở đây có đủ diện tích dừng đỗ xe buýt mà không gây cản trở giao thông. Và tại đây có đủ trang thiết bị phục vụ cho hành khách ngồi chờ xe buýt. Điểm Long Biên được bố trí gần với ga tàu Long Biên, gần chợ nên rất thuận lợi cho hành khách. Việc bố trí điểm đầu cuối ở đây làm tăng khả năng tiếp cận xe buýt của người dân ở xung quanh và ở các tuyến từ nội thành ra ngoại thành.
- Điểm đỗ xe Nghi Tàm: Tại đây diện tích không rộng và xe đỗ dưới lòng đường, đỗ xe ở đây không thể tiếp chuyển hành khách từ các tuyến xe buýt khác được và không có trang thiết bị phục vụ cho hành khách trong khi đợi xe. Hành khách sẽ phải đi bộ khá xa và còn tăng chi phí bến bãi.
Qua phân tích ở trên ta thấy chọn điểm A là điểm trung chuyển Long Biên là đáp ứng được các yêu cầu đối với điểm đầu cuối, đáp ứng được các nhu cầu của hành khách và hợp lý nhất.
- Điểm B là điểm đỗ xe Mê Linh: Tại đây diện tích khá rộng, và đang được xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đỗ xe buýt. Thuận lợi cho chuyển tải hành khách từ hành trình này sang hành trình khác và từ phương thức này sang phương thức khác. Diện tích rộng đủ để phương tiện và lái xe không tham gia hoạt động ngay mà chúng có thời gian nghỉ ngắn đảm bảo sức khoẻ. Phục vụ cho người dân tại khu vực này và vùng xung quanh.
- Điểm B là gần ngã 3 Thạch Lỗi: Đỗ dưới lòng đường, diện tích không rộng và chưa có cơ sở hạ tầng phục vụ cho xe buýt.
Qua phân tích ở trên ta thấy chọn điểm B là điểm đỗ xe Mê Linh là hợp lý đảm bảo cho xe có thể quay đầu và lái phụ, xe có điều kiện nghỉ ngơi đồng thời đáp ứng nhu cầu của hành khách.
3.2.2 Xác định lộ trình tuyến