Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường không khí trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:
49
Khí thải và tiếng ồn từ hoạt động công nghiệp: hoạt động công nghiệp sẽ phát sinh khí thải và tiếng ồn – nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh có phát sinh khí thải và tiếng ồn: xem mục 3.2.1.
Khí thải / mùi hôi từ các khu xử lý chất thải rắn: hoạt động các khu xử lý chất thải rắn sẽ phát sinh khí thải / mùi hôi – nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh có phát sinh khí thải / mùi hôi gồm:
- Khu xử lý chất thải rắn Bình Nguyên - Khu xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ - Khu xử lý chất thải rắn Sơn Tịnh - Khu xử lý chất thải rắn Bình Sơn - Khu xử lý chất thải rắn Mộ Đức - Khu xử lý chất thải rắn Lý Sơn - Trạm trung chuyển Tư Nghĩa - Trạm trung chuyển Đức Phổ
Khí thải và tiếng ồn từ hoạt động giao thông vận chuyển: hoạt động của các động cơ từ các phương tiện giao thông vận chuyển sẽ phát sinh khí thải, trong đó các địa phương có mật độ phương tiện giao thông nội thị cao nhất gồm: - Thành phố Quảng Ngãi
- Thành phố Vạn Tường
Mạng lưới quan trắc chất lượng không khí: các đối tượng của loại trạm quan trắc chất lượng không khí được quan tâm trên địa bàn tỉnh gồm:
- Khu công nghiệp - Vùng đô thị
- Giao thông vận tải - Khu vực bãi rác - Khu du lịch - Điểm nền
Nhận xét:
Các vấn đề liên quan đến môi trường không khí bao gồm khí thải, mùi hôi và
tiếng ồn từ các hoạt động công nghiệp, khu xử lý chất thải, giao thông. Trong
đó khí thải từ Khu kinh tế Dung Quất là đáng kể nhất.
Một trong những vấn đề cần phải quan tâm là phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng không khí nhằm xác định rõ được tình hình ô nhiễm môi trường không khí để từđó có các giải pháp kiểm soát thích hợp.
3.3.2. Môi trường nước mặt và nước ven bờ
Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường nước mặt và nước ven bờ trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:
50
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội: nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ven bờ.
- Hoạt động công nghiệp - Các bệnh viện, TTYT - Các khu đô thị
- Các khu xử lý chất thải rắn - Hoạt động canh tác nông nghiệp
Sự cố tràn dầu: các khu vực có khả năng xảy ra sự cố tràn dầu bao gồm: - Các bến cảng
- Quá trình vận chuyển của các tàu thuyền
Chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước: các nguồn tài nguyên nước mặt có giá trị kinh tế lớn cho sự phát triển của tỉnh bao gồm:
- Sông Trà Bồng - Sông Trà Khúc - Sông Vệ
Đa dạng sinh học: các vấn đề quan tâm chính gồm: - Các nguồn lợi thủy sản
- Đa dạng sinh học trong môi trường nước
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt: các đối tượng của loại trạm quan trắc chất lượng nước mặt được quan tâm trên địa bàn tỉnh gồm:
- Sông Trà Bồng - Sông Trà Khúc - Sông Vệ
- Sông Trà Câu
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước ven bờ: các đối tượng của loại trạm quan trắc chất lượng nước ven bờ được quan tâm trên địa bàn tỉnh gồm:
- Vùng biển ven bờ - Vùng đảo
- Vùng nền
Nhận xét:
Quảng Ngãi là tỉnh tiếp giáp với biển nên trong tương lai các cảng biển sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là tại Khu kinh tế Dung Quất vì vậy các vấn đề môi trường liên quan đến sự cố tràn dầu cần phải được quan tâm đúng mức.
Một trong những vấn đề cần phải quan tâm là phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và nước biển ven bờ nhằm xác định rõ được tình hình ô nhiễm môi trường nước mặt và nước biển ven bờ để từ đó có các giải pháp kiểm soát thích hợp.
51
3.3.3. Môi trường đất và nước ngầm
Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường đất và nước ngầm trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội: nước thải và chất thải rắn từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm.
- Hoạt động công nghiệp - Các bệnh viện, TTYT - Các khu đô thị
- Các khu xử lý chất thải rắn
Khai thác nước ngầm: các đối tượng sử dụng nước ngầm có qui mô lớn gồm: - Phát triển công nghiệp
- Phát triển đô thị
Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước ngầm: các đối tượng của loại trạm quan trắc chất lượng nước ngầm được quan tâm trên địa bàn tỉnh gồm:
- Nước giếng đào
- Nước ngầm mạch nông - Nước ngầm mạch sâu
Mạng lưới quan trắc chất lượng đất: các đối tượng của loại trạm quan trắc chất lượng đất được quan tâm trên địa bàn tỉnh gồm:
- Đất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp - Đất ven biển - Đất khu dân cư - Đất ven KCN - Đất bãi rác
- Đất vùng khai khoáng
Nhận xét:
Các vấn đề liên quan đến môi trường nước ngầm và đất bao gồm chất thải từ
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác nước ngầm và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Một trong những vấn đề cần phải quan tâm là phát triển mạng lưới quan trắc chất lượng nước ngầm và đất nhằm xác định rõ được tình hình ô nhiễm môi trường nước ngầm và đất để từđó có các giải pháp kiểm soát thích hợp.
3.4. Các vấn đề môi trường theo vùng
Các vấn đề môi trường theo vùng trên địa bàn tỉnh được nhận diện theo từng nội dung phân chia như sau:
Các vấn đề môi trường vùng đô thị và khu công nghiệp
52
Các vấn đề môi trường vùng đồng bằng và ven biển
Các vấn đề môi trường vùng miền núi
3.4.1. Vùng đô thị và khu công nghiệp
Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường vùng đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:
Các vấn đề môi trường do hoạt động của khu công nghiệp - Nguồn nước và nước cấp
- Khí thải - Nước thải
- Chất thải rắn và chất thải nguy hại - Các sự cố môi trường
- Nhận thức môi trường
Các vấn đề môi trường do hoạt động của khu đô thị - Nguồn nước và nước cấp
- Hệ thống thu gom nước mưa - Nước thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt - Nhận thức môi trường
Nhận xét:
Hoạt động công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh có các vấn đề môi trường
đặc trưng của nó.
Các vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp được trình bày chi tiết trong mục 3.2.1.
Các vấn đề môi trường do hoạt động đô thị được trình bày chi tiết trong mục 3.2.2.
3.4.2. Vùng đồng bằng và ven biển
Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường vùng đồng bằng và ven biển trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:
Các vấn đề môi trường:
- Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp - Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
Các huyện thuộc vùng đồng bằng và ven biển bao gồm: - Huyện Bình Sơn
- Huyện Sơn Tịnh - Huyện Tư Nghĩa - Huyện Nghĩa Hành - Huyện Mộ Đức - Huyện Đức Phổ
53 - Huyện Lý Sơn
Nhận xét:
Các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản chủ yếu tại các huyện như: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, MộĐức, Đức Phổ và Lý Sơn.
Các vấn đề môi trường do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
canh tác nông nghiệp: xem mục 3.2.3
3.4.3. Vùng miền núi
Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường vùng miền núi trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:
Các vấn đề môi trường:
- Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác nông nghiệp - Xói mòn và trượt lỡ đất
Các huyện thuộc vùng miền núi bao gồm: - Huyện Trà Bồng
- Huyện Tây Trà - Huyện Sơn Hà - Huyện Sơn Tây - Huyện Minh Long - Huyện Ba Tơ
Nhận xét:
Xói mòn và trượt lỡ đất tại các huyện miền núi cần phải được quan tâm thích
đáng nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại về người và tài sản.
Các vấn đề môi trường do sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong
canh tác nông nghiệp: xem mục 3.2.3.
54
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ 4.1. Phương pháp tiếp cận
Tầm quan trọng của các vấn đề môi trường thay đổi theo các yếu tố không gian và thời gian. Các yếu tố tương thuộc và các hợp phần của nó cần phải được phân tích đúng tầm quan trọng của từng vấn đề môi trường. Cùng một lúc có thể xảy ra nhiều áp lực môi trường khác nhau. Tác động phát sinh của từng áp lực đều có mối tương tác với nhau.
Một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới để xếp hạng các vấn đề môi trường là phương pháp Lohani. Phương pháp Lohani tính toán trị số U của các biến cố môi trường. Giá trị của chỉ số U biểu thị tầm quan trọng mỗi vấn đề môi trường và được tính toán thông qua biểu thức sau:
U = P x R x C
Chỉ số đối kháng P biểu thị các đặc điểm bền (hóa lý) hoặc đối kháng theo thời gian của các nguồn hay các yếu tố gây áp lực lên môi trường.
Chỉ số địa lý R diễn tả khả năng chuyển dịch, mức độ phổ biến của biến cố môi trường theo không gian.
Chỉ số phức hợp C phản ánh mối tương tác của áp lực môi trường đến 3 hệ thống chính bao gồm: nhân văn, môi trường và tài nguyên. Tính phức hợp của một sức ép môi trường nào đấy là tổng các chỉ số phức hợp của từng hệ thống (C = Cnhân văn + Cmôi
trường + Ctài nguyên).
Sự phân chia P, R, C càng nhiều càng ảnh hưởng đến khoảng dao động của U. Tuy nhiên việc sắp xếp này mới dựa trên bản chất của vấn đề môi trường (chủ yếu là tự nhiên) mà chưa xem xét đến khả năng giải quyết vấn đề đó trong thực tế của từng địa phương.
Để khắc phục nhược điểm này của phương pháp Lohani. Đề tài sử dụng kết hợp 5 tiêu chí khác nhau trong việc xem xét mức độ ưu tiên của các vấn đề môi trường:
i. Kết quả đánh giá xếp hạng (chỉ số U theo phương pháp Lohani) ii. Yêu cầu bảo vệ môi trường của Quốc gia
iii. Yêu cầu bảo vệ môi trường của tỉnh có lồng ghép vào qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội
iv. Yêu cầu của cộng động địa phương v. Khả năng tài chính của tỉnh
Việc tổng hợp kết quả đánh giá sắp đặt ưu tiên không theo cách tính cộng bình quân của các cột tiêu chí (i + ii + iii + iv + v) / 5 mà được tính toán theo trọng số. Bản chất của phương pháp là chỉ thị và trọng số. Trong trường hợp này các chỉ số và trọng số là các yếu tố môi trường. Cách tính có thể tóm tắt bằng công thức sau:
M = ∑ ai Yi ai là trọng số
Yi là yếu tố môi trường
i=1-5
55
4.2. Xác lập các tiêu chuẩn đánh giá
Việc đánh giá chỉ số đối kháng P được giới hạn là 1, 2 và 3 tương ứng với yếu tố thời gian là 5 năm, 10 năm và hơn 10 năm.
Chỉ số đối kháng P Trị số
5 năm 1
10 năm 2
Hơn 10 năm 3
Việc đánh giá chỉ số địa lý R được giới hạn là 1, 2 và 3 tương ứng với yếu tố không gian là xã / phường / thị trấn, huyện / thành phố và tỉnh.
Chỉ số địa lý R Trị số
Xã / phường / thị trấn 1
Huyện / thành phố 2
Tỉnh 3
Mỗi một sức ép môi trường nào đó tác động đáng kể đến một hay nhiều thành phần thì chỉ số phức hợp C được định giá 1 hay tương ứng với số lượng thành phần bị tác động.
Nhân văn Môi trường Tài nguyên
Sức khỏe cộng đồng Môi trường không khí Đa dạng sinh học
Kinh tế - xã hội Môi trường nước Nước ngọt
Ổn định chính trị Môi trường đất Đất
Như vậy chỉ số phức hợp C sẽ dao động từ 1-9.
Sau khi xác định chỉ số U, tiến hành phân nhóm các vấn đề môi trường theo đánh giá xếp hạng. Mỗi nhóm giá trị U lúc này sẽ nhận một mức giá trị 1, 2 hoặc 3.
Vấn đề môi trường Chỉ số U (A) Yêu cầu của Quốc gia (B) Yêu cầu của tỉnh (C)
Yêu cầu của cộng đồng địa phương (D) Khả năng tài chính của tỉnh (E) Thứ tự ưu tiên (M) Vấn đề 1 a*(1-3) b*(1-3) c*(1-3) d*(1-3) e*(1-3) Vấn đề 2 a*(1-3) b*(1-3) c*(1-3) d*(1-3) e*(1-3) Vấn đề … a*(1-3) b*(1-3) c*(1-3) d*(1-3) e*(1-3)
Cột (A) phản ánh bản chất tự nhiên của vấn đề môi trường do vậy tầm quan trọng trong việc sắp đặt ưu tiên với hệ số trọng yếu a = 3.
Cột (B) phản ánh yêu cầu của Quốc gia nên mang tính chất chung do vậy tầm quan trọng trong việc sắp đặt ưu tiên với hệ số trọng yếu b = 1.
56 Cột (C) phản ánh yêu cầu của tỉnh nên mang tính chất cụ thể do vậy tầm quan trọng trong việc sắp đặt ưu tiên với hệ số trọng yếu a = 4.
Cột (D) phản ánh yêu cầu của người dân địa phương – những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đồng thời cũng là lực lượng có khả năng tham gia giải quyết các vấn đề môi trường do vậy tầm quan trọng trong việc sắp đặt ưu tiên với hệ số trọng yếu a = 5.
Cột (E) phản ánh khả năng tài chính của tỉnh – với ngân sách dành cho môi trường 1% GDP thì khả năng tài chính giải quyết các vấn đề môi trường có thể do vậy tầm quan trọng trong việc sắp đặt ưu tiên với hệ số trọng yếu a = 2.
Giá trị cuối cùng M là cơ sở để đánh giá: M = 3A + B + 4C + 5D + 2E
4.3. Xây dựng qui trình đánh giá
Qui trình đánh giá lựa chọn các thứ tự ưu tiên cho xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh có thể được biểu diễn như sau:
Hình 4.1. Qui trình đánh giá lựa chọn các thứ tự ưu tiên
Việc xác định danh mục vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện trong chương 3.
Công tác xác định chỉ số U và chỉ số M được thực hiện thông qua các chuyên gia