Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 -2010 (Trang 55 - 56)

Theo Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và các qui hoạch khác cho thấy các vấn đề môi trường do chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh được nhận diện như sau:

Chất thải rắn từ Khu kinh tế Dung Quất: thành phần chất thải rắn của Khu kinh tế Dung Quất rất đa dạng và khối lượng phát sinh rất lớn. Các nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại từ Khu kinh tế Dung Quất: xem mục 3.1.2.

Chất thải rắn từ các KCN tập trung khác: hoạt động của các KCN tập trung khác sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại đáng kể. Các nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại từ các KCN tập trung khác trên địa bàn tỉnh: xem mục 3.1.1.

Chất thải rắn từ các CCN, các làng nghề: hoạt động của các CCN, các làng nghề sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại nhất định. Các nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại từ các CCN, các làng nghề trên địa bàn tỉnh: xem mục 3.1.1.

Chất thải rắn từ các cơ sở công nghiệp nằm riêng lẻ.

Chất thải rắn từ các bệnh viện, TTYT: có 2 loại chất thải phát sinh bao gồm chất thải rắn y tế và chất thải rắn sinh hoạt. Các nguồn phát sinh chất thải rắn từ các bệnh viện, TTYT trên địa bàn tỉnh: xem mục 3.1.2.

46

Chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị: hoạt động của các khu đô thị sẽ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt cũng có một lượng chất thải nguy hại nhất định. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị trên địa bàn tỉnh: xem mục 3.1.2.

Chất thải rắn từ hoạt động canh tác nông nghiệp: các loại chất thải rắn phát sinh do hoạt động canh tác nông nghiệp bao gồm:

- Phân bón quá hạn sử dụng

- Thuốc bảo vệ thực vật quá hạn sử dụng

- Bao bì đựng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng: các loại chất thải rắn phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng bao gồm:

- Sinh khối thực vật phát quang - Bùn bóc tách bề mặt

- Xà bần

Nhận xét:

Có nhiều nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại khác nhau trên

địa bàn tỉnh cần phải được kiểm soát phù hợp trong tương lai như công nghiệp, y tế, đô thị, canh tác nông nghiệp và xây dựng. Trong đó đáng kể nhất là nước thải từ hoạt động công nghiệp với sự hình thành và phát triển của Khu kinh tế

Dung Quất.

Hiện nay tỉnh chưa có hạ tầng xử lý chất thải nguy hại mặc dù theo qui hoạch thì khu xử lý chất thải rắn Bình Nguyên có khuôn viên dành cho xử lý chất thải nguy hại. Đây cũng là tình trạng chung của các tỉnh khác trong cả nước – là một trong số những rào cản của sự phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 -2010 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)