Đánh giá chỉ tiêu cảm quan:

Một phần của tài liệu CHUỐI (Trang 62 - 65)

9 0 15 Lơ lửng Vàng tươi Mùi chuối cao

3.8.3Đánh giá chỉ tiêu cảm quan:

Chúng tôi tiến hành phân tích đánh giá chất lượng cảm quan của sản phẩm nước chuối theo phương pháp đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng. Số lượng người thử mẫu là 60 người, không phân biệt giới tính. Sản phẩm được tiến hành cho điểm theo thang đỉêm 1-9 cho mỗi yếu tố sau: màu sắc, mùi, vị, cấu trúc, mức độ ưa thích chung.

Sau khi thu thập, tính toán số liệu về phần đánh giá của 60 người cảm quan, chúng tôi có được bảng kết quả sau:

Bảng 3-18: Điểm trung bình về mức độ ưa thích của người đánh giá đối với các yếu tố cảm quan của sản phẩm.

Màu sắc Mùi Vị Cấu trúc Ưa thích chung

Mẫu 1 7,32 7,22 7,35 7,25 7,48

Mẫu 2 6,93 7,35 7,42 7,3 7,02

Đồ thị 3-8: Điểm của các chỉ tiêu cảm quan Ghi chú:  Chỉ tiêu 1 là màu sắc  Chỉ tiêu 2 là mùi  Chỉ tiêu 3 là vị  Chỉ tiêu 4 là cấu trúc

 Chỉ tiêu 5 là mức độ ưa thích chung

Với mẫu 1 là sản phẩm do chúng tôi sản xuất, mẫu 2 là Strawberry banana juice có mặt trên thị trường.

Nhận xét

Từ bảng số liệu,chúng tôi nhận thấy rằng điểm của các chỉ tiêu (màu sắc, mùi, vị, cấu trúc, mức độ ưa thích chung) của mẫu 1 nằm trong khỏang 7,0-7,5 cao hơn mẫu 2, tức là sản phẩm nước chuối đục của chúng tôi tương đối được yêu thích. Về màu sắc mẫu 1 hơn mẫu 2 do mẫu 2 có màu hơi đỏ của dâu không có màu vàng đặc trưng như chuối. Về mùi mẫu 2 hơn mẫu 1 do mẫu 2 bên cạnh 1 ít hương tự nhiên còn sử dụng hương tổng hợp.

Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích ANOVA cho chỉ tiêu mức độ ưa thích chung của hai mẫu và nhận được kết quả như sau:

• Gọi T = tổng số.

• Gọi a = số sản phẩm.

• Gọi b = số thành viên hội đồng cho một mức biến số độc lập.

• Tích số ab=N.

• Tổng số Mẫu 1: Ta= 449. Mẫu 2 : Tb= 421.

• Tổng số lớn (tổng số của các tổng) = 870.

• Số sản phẩm a = 2.

• Số thành viên hội đồng cho một mức biến cố độc lập b = 60.

• T2/N = (870)2/120 = 6307,5 ( Hệ số “C” theo O’Mahony)

• ∑(x)2 = 6364 ( tổng số các bình phương của tất cả điểm số riêng biệt) Căn cứ vào những thông tin trên, có thể tính các tổng bình phương như sau:

• SStổng = 6364 – 6307,5 = 56,5

• SSđo các biến số độc lập (“giữa”) = (Ta2+Tb2)/n thành viên hội đồng –T2/N = (4492+4212)/60-6307,5

= 6,53 Số bậc tự do ký hiệu là df

• dftổng = N-1= 119

• dfcủa các mức của bíên số độc lập = 2-1 =1

• df của các sai số = df tổng – df của các mức của biến số độc lập= 119-1=118

Bảng 3-19 : Kết quả của phép phân tích ANOVA

Nguồn phương sai SS df Trị trung bình bình phương F F(0,05) Tổng 56,5 119 Giữa 6,53 1 6,53 15,43 3,92 Trong (sai số) 49,97 118 0,423

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng kết quả trên, chúng tôi thấy rằng sự khác biệt giữa hai sản phẩm là có ý nghĩa vì F > F(0,05). Do mẫu 1 có điểm trung bình cao hơn nên mẫu này sẽ được chấp nhận. Vậy mẫu sản phẩm do chúng tôi sản xuất đã đạt yêu cầu về cảm quan.

Một phần của tài liệu CHUỐI (Trang 62 - 65)