Rối loạn cần bằng điện giải

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU 1 SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH VIÊM RUỘT ỈA CHẢY Ở CHÓ (Trang 30 - 31)

2. Tổng quan tài liệu

2.3.3.5.Rối loạn cần bằng điện giải

Trong cơ thể, thăng bằng nớc và điện giải hằng định một cách lạ lùng, mặc dù có sự thay đổi lớn do nhập vào, thải ra nhiều yếu tố khác nhau.

Sự cân bằng điện giải là do các ion Na+ , K+, Cl- và axit cacbonic đảm nhiệm chính; trong đó ion Na+ , K+ có vai trò quan trọng.

Kali và natri trong thức ăn đợc hấp thụ vào cơ thể chủ yếu ở phần ruột non (80 - 90%), phần còn lại ở dạ dày, ruột già. Qua thành ruột kali theo dòng máu đến tận các dịch gian bào, sự trao đổi kali giữa dịch gian bào và nội bào thực hiện qua màng tế bào

Dòng chuyển natri và kali là ngợc chiều nhau cả thời gian và số lợng ion. Kali và natri đựơc bài tiết ra ngoài theo phân, nớc tiểu, mồ hôi (Henning A ., 1984) [11]

+ Cân bằng natri:

Natri là ion chủ yếu của khu vực ngoài tế bào và liên quan chặt chẽ với các ion Cl-, HCO3- trong cân bằng axit - bazơ. Nó có vai trò quan trọng duy trì áp lực thẩm thấu, liên quan đến trao đổi nớc trong cơ thể

Thận rất nhạy cảm và có khả năng lớn trong việc điều tiết lợng Na+ bài tiết để bảo đảm độ kiềm dự trữ cho cơ thể (Tannen R. L., 1986 [40]).

+ Các rối loạn lâm sàng:

Thiếu hoặc thừa natri thờng xảy ra trong lâm sàng, các rối loạn chuyển hoá natri và nớc, thực chất là trạng thái thừa hoặc thiếu hụt hai chất đó. Trong thực tế, những rối loạn riêng biệt nh thế ít gặp, ví nh thừa natri sẽ dẫn đến phù.

Thiếu hụt natri kèm theo mất nớc. Tình trạng đó thờng do ỉa chảy nặng trong các ca viêm ruột. Khẩu phần thức ăn có lợng natri thấp, natri đợc hấp thụ vào cơ thể ít sẽ đợc thận điều tiết, nồng độ natri máu vẫn ổn định.

Giảm natri huyết, dòng dịch thể chuyển mạnh đến kẽ tổ chức, vào trong nội bào, máu cô lại, huyết áp hạ, và hậu quả không tránh khỏi là trụy tim mạch, suy thận (Harrison., 1993 [8]; Phạm Khuê., 1998[11]).

+ Cần bằng kali:

Nh ta biết, trong cơ thể, gần 98% kali nằm trong nội bào, ở dạng kết hợp với albumin, hoặc với các phospholipit; kali ở dạng ngoại tế bào ở dạng ion natri và kali ở trong tế bào và ngoại bào cơ thể thẩm thấu qua lại nhờ ion Na+ K+ ,… Khi cơ thể mất kali, natri chuyển vào nội bào có thể thay thế đến 1/2 lợng kali trong đó. Và khi cơ thể mất natri, kali nội bào dịch chuyển đến vùng dịch ngoại bào (Stick J.A. et al., 1981 [39]; Harrison., 1993 [8]).

Mối liên hệ kali huyết tơng và kali nội bào phức tạp và chịu ảnh hởng nhiều yếu tố, tình trạng cân bằng kiềm - toan. Khi cơ thể rơi vào trạng thái toan, kali trong tế bào chuyển ra; và ngợc lại khi trúng độc kiềm, kali từ dịch ngoại bào chuyển vào trong.

Trong rất nhiều trờng hợp cơ thể mất nhiều kali, đáng chú ý là các ca ỉa chảy cấp tính, kali theo phân ra ngoài, nồng độ kali trong máu thấp ảnh hởng trực tiếp đến tính hng phấn của cơ (đặc biệt là cơ trơn), ảnh hởng đến cơ tim, làm cho hô hấp khó khăn, và các bệnh biến khác,...(Rose R.J, 1981 [38] Stick J.A. et al., 1981 [39]).

Chu Văn Tờng (1987) [64] cho rằng trong viêm ruột ỉa chảy bao giờ cũng có sự thiếu hụt Na+ và K+, và thờng gây tình trạng nhiễm toan.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU 1 SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH VIÊM RUỘT ỈA CHẢY Ở CHÓ (Trang 30 - 31)