Giải pháp từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Trang 84 - 88)

3.2.1.1. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc

Mặc dù đã có những hiệp định song phương về thương mại với Trung Quốc và các ưu đãi mà nước này dành cho Việt Nam trong chương trình thu hoạch sớm nhưng Việt Nam không thể xuất khẩu hàng hóa một cách tùy tiện và ồ ạt sang thị trường Trung Quốc. Nhà nước cần kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn

nữa, quản lý từ khâu sản xuất đến khâu đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Trung Quốc.

Đối với các mặt hàng nông sản, thủy hải sản; các ban ngành cần nhanh chóng phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành nghiên cứu, nắm vững các quy định trong thảo thuận hợp tác kiểm tra, kiểm dịch và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp thuộc ngành mình đang và sẽ kinh doanh xuất khẩu thuộc lĩnh vực này sang Trung Quốc để tránh cho doanh nghiệp những tổn thương không đáng có.

Các lực lượng hữu quan như bộ đội biên phòng, hải quan, đội chống buôn lậu và gian lận thương mại… cần phối hợp nhanh chóng, hiệu quả để tăng cường công tác kiểm tra, chống xuất khẩu lậu hàng hóa sang Trung Quốc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của ta làm ăn chân chính và gây nguy cơ làm mất uy tín của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Trung Quốc do chất lượng không đảm bảo và có thể gây ra những tranh chấp thương mại giữa đôi bên.

Ngoài ra, Nhà nước cần phải tiến hành xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa phù hợp với tình hình kinh tế mới trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Với vai trò là người định hướng cho các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng, nhà nước cần xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia mang tính chất bền vững, lâu dài. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khai thác tiềm năng của cả nước để tham gia xuất khẩu, ưu tiên các sản phẩm thông qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu thô. Cụ thể cần xây dựng chiến lược mặt hàng xuất khẩu theo hướng: (1) Chuyển nhanh, mạnh sang chế biến theo chiều sâu, giảm tới mức tối đa hàng sơ chế, nguyên liệu thô. Nghĩa là cần chuyển từ xuất khẩu tài nguyên sang xuất khẩu giá

trị thặng dư. (2) Cần mở ra các mặt hàng xuất khẩu mới. Một mặt chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng đã qua chế biến đối với những loại hàng hóa đã có như dầu thô, cao su, than đá…; mặt khác, cần phát triển thị trường cho các mặt hàng mới nhưng có tiềm năng, triển vọng phát triển và phù hợp với xu thế phát triển như máy vi tính, linh kiện điện tử… (3) Nhà nước cần có cơ chế chính sách rõ ràng và mở rộng để thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nói trên. Cho phép và ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư để cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất nhằm tăng nhanh khối lượng hàng sản xuất đã qua chế biến và các mặt hàng mới.

3.2.1.2. Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị trường Trung Quốc

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy đầu tư, buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cơ quan cấp cao như Bộ Công thương, là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động xuất khẩu, cần kiện toàn chi nhánh thương vụ tại các địa phương Trung Quốc. Khi các thương vụ và chi nhánh được hình thành và đã đi vào hoạt động, ta sẽ có đại diện thương mại tại một số thị trường trọng điểm tại Trung Quốc. Từ đó có thể nắm rõ, đầy đủ và chính xác các thông tin về thị trường, đồng thời hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.

Các thông tin đó như là các thông tin về dự báo thị trường, thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh các mặt hàng hay nhóm mặt hàng, xu hướng giá cả, sự thay đổi nhu cầu các sản phẩm đó tại thị trường này hay các chính sách, quy định liên quan đến quản lý nhập khẩu của Trung Quốc… Các thông tin này có thể cung cấp qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo

chí, đài phát thanh, tivi, internet. Mỗi Bộ liên quan có thể thành lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề này.

3.2.1.3. Tiếp tục xây dựng những đề án xuất khẩu cụ thể cho từng ngành hàng và từng địa bàn cụ thể tại thị trường Trung Quốc

Chính phủ cần thống nhất lại về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu hướng ra xuất khẩu là động lực chính để Việt Nam hoàn thành CNH – HĐH đất nước. Hơn nữa, Trung Quốc là một đối tác tiềm năng, chiến lược của Việt Nam nên chính phủ cần phải xây dựng các đề án xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Mặt khác, để đứng vững được tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam cần có chính sách thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong từng phân ngành cũng như trong từng địa bàn cụ thể tại thị trường Trung Quốc.

3.2.1.4. Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu

Thời gian qua, sự lạc hậu, thiếu thốn, của hạ tầng thương mại (hệ thống giao thông, cửa khẩu, kho ngoại quan, cảng biển, bãi chứa hàng và bãi đỗ xe tại các cửa khẩu…) đã hạn chế sự phát triển thương mại giữa hai bên nói chung và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc nói riêng. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho chúng ta là cần phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu, tỉnh biên giới. Cụ thể:

Cần chú ý đến việc nâng cấp, bổ sung và hoàn thiện hệ thống nhà công vụ trên toàn tuyến đường biên giới đảm bảo đủ sức phục vụ các hoạt động thương mại ngày càng tăng về cả quy mô lẫn tốc độ. Nhà nước và địa phương cần đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc, thông tin viễn thông, nhanh chóng khắc phục tình trạng thủ công, thiếu chính xác làm thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Xây dựng hệ thống kho bãi đảm bảo đủ diện tích và các thông số kỹ thuật cần thiết để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu. Nhà nước cần đầu tư xây dựng khu thương mại biên giới chuyên về kinh doanh thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại hàng hóa này từ Trung Quốc, đặc biệt là khu vực thị trường tỉnh Vân Nam và một số tỉnh thành phố khác ở khu vực Tây Nam Trung Quốc. Xây dựng hệ thống kho lạnh có đủ điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản và dự trữ hàng thủy sản nhằm điều tiết theo biến động của thị trường và giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp.

Cần cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối các tỉnh thành của Việt Nam với các tỉnh thành của Trung Quốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế, đến các tỉnh thuộc khu vực Bắc miền Trung của Việt Nam để kích thích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa với thị trường Trung Quốc. Đối với các ngành thủy hải sản, nông nghiệp, cần phối hợp với ngành đường sắt để tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống kho lạnh chuyên dụng chở hàng thủy hải sản, nông nghiệp của ta sang Trung Quốc. Qua đó sẽ giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa do bị hư hỏng vì thời tiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w