2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng còn nhiều hạn chế
3.1.3. Định hướng xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ở Lào giai đoạn 2000
2000 - 2010
Đối với CSTT NHNN Lào thực hiện CSTT một cách hợp lý và linh hoạt và quản lý mức cung ứng tiền tính trung bình 22%, tỷ lệ tín dụng tăng lên trung bình 20%. Đảm bảo vững chắc mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở xóa bỏ các công cụ quản lý hành chính, xây dựng và hoàn thiện các công cụ mới của CSTT, đưa toàn bộ hệ thống từng bước tham gia có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, cụ thể:
- Tạo dựng một khuôn khổ CSTT thích hợp, xác định rõ mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian cho điều hành CSTT nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cuối cùng.
- Nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN Lào thông qua việc đổi mới điều hành các công cụ. CSTT theo hướng nâng cao hiệu quả và tính nhạy bén của các công cụ CSTT, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ và sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để NHNN Lào thực sự là người chỉ đạo thị trường tiền tệ.
- Xây dựng thị trường tiền tệ vững mạnh theo hướng đảm bảo thị trường tiền tệ đóng vai trò tiếp nhận, chuyển tải tác động của các quyết định điều tiết tiền tệ của NHNN Lào đến cung - cầu vốn của nền kinh tế.
- Xây dựng và hoàn thiện các nghiệp vụ thương mại, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của CSTT giúp NHNN Lào điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung ứng thích hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, đồng thời xây dựng hệ thống kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế, đặc biệt là vốn ngắn hạn, kiểm soát nợ nước ngoài. Kiểm soát tiến tới xóa bỏ sử dụng ngoại tệ trong thanh toán và tiết kiệm trong nội bộ tiến tới trên lãnh thổ CHDCND Lào chỉ thanh toán bằng đồng Kíp Lào. Đa dạng hóa công cụ tài chính, các hình thức đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp biện pháp quản lý ngoại tệ một cách hợp lý.
- Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi xuất đồng nội tệ và ngoại tệ theo hướng tự do hóa có sự điều tiết gián tiếp của Nhà nước thông qua lãi suất định hướng của NHNN Lào (lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản).
- Xây dựng và hoàn thiện NVTTM, phát triển một số trung tâm giao dịch nghiệp vụ này, coi đây là một trong những công cụ chủ yếu của CSTT giúp NHNN Lào điều tiết kịp thời và có hiệu quả lượng tiền cung cấp phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ.
- Kiểm soát, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng Đô la hóa và Baht hóa trên cơ sở nâng cao vị trí đồng kíp, đa dạng hóa các công cụ tài chính, các hình thức đầu tư, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với các biện pháp quản lý ngoại tệ một cách có hiệu quả.
- Hiện đại hóa hệ thống thanh toán bù trừ. Hoàn thiện việc nối mạng giữa các trung tâm giao dịch lớn ở các vùng với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng và phi ngân hàng trên từng vùng. Hệ thống thanh toán của NHNN Lào cũng cung cấp dịch vụ thanh toán có hiệu quả cho hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường tài chính và các giao dịch khác trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
- Đổi mới cơ cấu quản lý, nâng cao năng lực quản trị điều hành và năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại theo nguyên tắc đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong hoạt động và quyền tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng.
- Tiếp tục nâng cao hơn nữa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thanh toán trong toàn hệ thống, đảm bảo thanh toán nhanh, kịp thời, và thông qua hệ thống thanh toán này NHNN Lào có thể kiểm soát được toàn bộ luồng vốn ra vào hệ thống [37].