Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Newzealand

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hũa dõn chủ nhân dân Lào ppt (Trang 35 - 38)

1.3.2.1. Cơ quan xác định mục tiêu và tình hình kinh tế chính trị tại thời điểm công bố mục tiêu công bố mục tiêu

Hệ thống điều hành chính sách tiền tệ của New Zealand được quy định trong Đạo luật Ngân hàng Dự trữ New Zealand được nghị viện thông qua vào tháng 12 năm 1989 và có hiệu lực vào tháng 1 năm 1990. Theo Đạo luật này, Ngân hàng Dự trữ New Zealand có nghĩa vụ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt được và duy trì sự ổn định của mức giá chung nhưng không quy định một mức chỉ tiêu lạm phát cụ thể. Chỉ tiêu này được Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc NHTW thống nhất theo thỏa ước mục tiêu chính sách (Policy Targets Agreement- PTA) một cách công khai hóa và là định hướng đồng thời là căn cứ để đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ trong nhiệm kỳ thống đốc. PTA đầu tiên được ký vào 2/3/1990 đã lượng hóa được mục tiêu lạm phát và thời hạn đạt được mục tiêu đó.

Quyết định thông báo mục tiêu lạm phát của New Zealand được thực hiện sau chiến dịch chống lạm phát thành công. Việc công khai hóa mục tiêu lạm phát góp phần giảm bớt tâm lý trông đợi lạm phát và làm cho mục tiêu của chính sách tiền tệ được đáp ứng dễ dàng hơn.

1.3.2.2. Cơ chế hoạt động của chính sách mục tiêu kiểm soát lạm phát

Có thể nói phần lớn cơ chế mục tiêu lạm phát của New Zealand được quản lý bởi các PTA vì các thỏa ước này thể hiện sự tuân thủ của Ngân hàng Dự trữ đối với Đạo luật 1989 về mục tiêu chính sách tiền tệ. Mục tiêu chính sách tiền tệ của New Zealand là đạt được và duy trì sự ổn định của mức giá chung. Để đạt được mục tiêu cuối cùng này, Ngân hàng Dự trữ New Zealand không sử dụng bất kỳ một mục tiêu trung gian nào khác ngoài mục tiêu lạm phát và đồng thời không chú ý nhiều lắm đến tốc độ tăng của tổng mức cung tiền tệ và tín dụng khi nhận ra mối quan hệ thiếu hiệu quả giữa các chỉ tiêu này với tỷ lệ lạm phát.

+ Thứ nhất, mục tiêu được quản lý theo một khung dao động mà không kiểm soát

một mức lạm phát cụ thể.

+ Thứ hai, chỉ số thích hợp để thiết kế mục tiêu là chỉ số giá CPI, và nó cũng là thước đo căn bản để đánh giá hoạt động của NHTW. Trong khung mục tiêu đề ra, NHTW tập trung đến việc kiểm soát "lạm phát cơ bản" tức là tỷ lệ lạm phát đã được điều hòa(điều chỉnh một cách đều đặn) theo các yếu tố sức ép bên cầu và những kỳ vọng vào tương lai có loại bỏ những biến động lớn gây shock bên cung. Trong cách tính CPI của mình, NHTW New Zealand loại trừ sự biến động của lãi suất, những thay đổi trong kim ngạch xuất nhập khẩu phát sinh từ sự tăng lên hay giảm xuống của giá cả xuất hoặc nhập khẩu, sự thay đổi của thuế hàng hóa và dịch vụ hoặc sự thay đổi các loại thuế gián thu khác, các thảm họa tự nhiên hoặc các dịch bệnh lớn làm thiệt hại môi trường sinh thái và gây nguy cơ tăng giá, những thay đổi của mức đóng góp nghĩa vụ cho Chính phủ hoặc chính quyền địa phương làm ảnh hưởng đáng kể đến mức giá.

+ Thứ ba, trong quá trình xây dựng thực thi chính sách tiền tệ, do tác động của các

biện pháp, chính sách luôn có một độ trễ so với thời điểm đưa ra chính sách, nên NHTW cũng đã tính toán khoảng thời gian để đạt được mục tiêu và sự khác biệt về thời gian để đạt được hai chỉ tiêu lạm phát cơ bản và lạm phát mục tiêu.

+ Thứ tư, NHTW là một cơ quan của Chính phủ, không độc lập trong việc hoạch

định và thực thi chính sách tiền tệ nhưng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ trước hoạt động của mình. Đồng thời, tất cả các số liệu và dự đoán liên quan đến lạm phát được cung cấp cho công chúng.

Về mặt kỹ thuật, tình trạng của nền kinh tế là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá áp lực lạm phát và trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn giữa tăng trưởng và ổn định được giải quyết trong các quyết định về điều chỉnh mức độ lạm phát. Điều này có nghĩa là mặc dù Ngân hàng Dự trữ New Zealand tuyên bố theo đuổi mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả nhưng trong hoạt động thực tế nó vẫn phải cân nhắc đến các vấn đề khác của nền kinh tế.

Mục tiêu lạm phát được đưa ra trong các PTA qua các năm như sau: 1990: 3-5%, năm 1991: 2,4- 4,5%, năm 1992: 1,5-3,5%, năm 1993-1996: 0-2%; từ năm 1997- nay: 0-3%.

Thời kỳ từ 3/1990 đến 3/1992: Tỷ lệ lạm phát giảm mạnh trong phạm vi từ 0-2%,

mức lãi suất cao ban đầu và sau đó giảm mạnh, tỷ giá giảm dần, tăng trưởng kinh tế âm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Chính vì vậy, NHTW New Zealand đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ như: Điều chỉnh giảm lãi suất hối phiếu ngân hàng 90 ngày từ 14,6% vào giữa tháng 8/ 1990 xuống 11,5% vào giữa tháng 1/1991 và còn 8,8% vào cuối tháng 12/1991 đồng thời, tỷ giá cũng giảm một cách đáng kể.

Thời kỳ 6/1992 đến 3/1994: Ngân hàng tập trung vào việc ổn định giá cả thay cho

việc cố gắng làm giảm tỷ lệ lạm phát. Từ tháng 3/1991 đến tháng 3/1992, chỉ số CPI và mức lạm phát cơ bản giảm xuống 0,8% và 1,3% tương ứng, kinh tế New Zealand bắt đầu được khôi phục và nhiệm vụ của NHTW là ổn định giá cả cho môi trường phát triển. Chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nữa khi lãi suất hối phiếu 90 ngày giảm xuống còn 6,6%. Đến tháng 12/1992, chính sách tiền tệ lại được thắt chặt, mức lãi suất hối phiếu 90 ngày lại tăng lên đến 7,8% do đó có sự xáo trộn nhỏ trên thị trường tài chính. Giai đoạn sau đó, kinh tế trong nước tăng trưởng trong điều kiện kinh tế ổn định, lãi suất hối phiếu 90 ngày giảm xuống 5% vào tháng 12/1993, tâm lý trông đợi lạm phát của công chúng giảm xuống.

Thời kỳ từ 6/1994 đến nay: Lạm phát và lãi suất tăng lên, tỷ giá biến động theo chiều hướng cũ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm. Thời gian này, khung mục tiêu hai lần bị vi phạm và sau đó được thiết kế lại như là kết quả của cuộc bầu cử.

áp lực lạm phát bắt đầu tăng lên từ năm 1994. Vấn đề nổi lên là Ngân hàng Dự trữ không xác định được một cách chắc chắn mức tăng trưởng kinh tế tiềm năng của New Zealand mà tại đó sự tăng trưởng không tạo nên áp lực lạm phát. Tốc độ tăng GDP là 6%- cao hơn dự tính đã tạo nên sự nghi ngờ về việc khung mục tiêu lạm phát có thể bị phá vỡ, mà điều này lại gây lên tâm lý trông chờ lạm phát của công chúng. Để phản ứng lại, chính sách tiền tệ đã bắt đầu có những điều chỉnh vào tháng 6/1994: lãi suất hối phiếu 90 ngày được điều chỉnh tăng lên, đến tháng 12/1994 đạt 9,5%, tỷ giá tăng lên khoảng 4,5% trong năm 1994. Đến thời điểm gần cuối năm 1995, việc thắt chặt chính sách tiền tệ vào cuối

năm 1994 mới có hiệu quả: lạm phát danh nghĩa giảm xuống nhanh vì sự tăng lên của lãi suất cho vay cầm cố bất động sản tăng. Mặc dù vậy, mức lạm phát cơ bản chỉ giảm xuống 2% dù NHTW mong muốn tỷ lệ này giảm xuống còn 1,2%.

Với cơ chế hoạt động của New Zealand thì các quyết định liên quan đến chính sách tiền tệ mang tính chất chính trị khá rõ rệt. Tháng 12/1996, một liên hiệp nghị viện giữa Đảng Dân tộc và Đảng thứ nhất New Zealand đã được thống nhất trong thời hạn ba năm. Thông báo đầu tiên là mục tiêu lạm phát có thể linh hoạt. PTA mới được ký giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc vào ngày 10/12/1996 đã nới rộng khung mục tiêu lạm phát là từ 0-3%. Việc mở rộng khung mục tiêu làm cho NHTW bớt gặp khó khăn trong việc kiểm soát mục tiêu và hạn chế được những mối đe dọa đối với uy tín của nó [1, tr. 37].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hũa dõn chủ nhân dân Lào ppt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)