Mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo các chỉ tiêu phát triển của ngành ngân hàng đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hũa dõn chủ nhân dân Lào ppt (Trang 79 - 81)

2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng còn nhiều hạn chế

3.1.1.Mục tiêu, nhiệm vụ và dự báo các chỉ tiêu phát triển của ngành ngân hàng đến năm

hàng đến năm 2010

Kinh tế thế giới những năm qua có nhiều biến đổi không ngừng, các nước châu á đang phát triển một cách mạnh mẽ và là điểm sáng của nền kinh tế thế giới, nước CHDCND Lào cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển đó.

Trong nghị quyết của Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VII, trong dự báo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội năm 2005 đến năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2005, phải thực hiện được những con số sau đây:

Tăng trưởng GDP so với năm 2004 tăng lên 6,5- 7%, GDP trên đầu người cả năm 438 USD, tỷ lệ lạm phát trung bình năm không quá 8%, khối lượng M2 không quá 17%, thu ngân sách đạt được 3.600 tỷ kíp hoặc bằng 12,8% của GDP tăng lên 23,8% thâm hụt ngân sách không quá 8% của GDP, đầu tư phát triển kinh tế chiếm 28% của GDP, huy động đầu tư nước ngoài không thấp hơn 500 triệu USD, xóa đói giảm nghèo cho 52.000 gia đình.Và đến năm 2010 phải xây dựng cơ sở hạ tầng một cách vững chắc đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, xây dựng ngành công nghiệp cơ bản và từng bước hiện đại hóa, dân số tăng lên 6,7 triệu người, GDP tăng trưởng trung bình 7%, GDP trên đầu người trung bình 700- 750USD/ đầu người [42].

Như vậy, nhiệm vụ đặt ra khá nặng nề. Bên cạnh những khó khăn, CHDCND Lào cũng có nhiều thuận lợi cũng như cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào là một nước có nền chính trị ổn định, là điểm an toàn cho các nhà đầu tư. Sự ổn định về chính trị và xã hội là nền tảng vững chắc và là nhân tố thuận lợi lớn cho phát triển kinh

tế của đất nước và đó là thế mạnh cần khai thác của Lào hiện nay. Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu hình thành và đang hoạt động có hiệu quả. Những cơ chế chính sách đã ban hành đã đi vào cuộc sống đảm bảo an toàn cho việc đầu tư mọi lĩnh vực (cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài).

Tuy nhiên, về lạm phát tại Lào vẫn là một vấn đề đáng quan tâm, bởi chỉ số lạm phát trong thời gian từ 1994-1998 nằm trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho dù điều đó xảy ra là do cuộc khủng hoảng kinh tế chung của các nước châu á, mà đặc biệt là Thái Lan, nước đối tác lớn nhất tại Lào. Hơn thế nữa, đầu tư nước ngoài tại Lào đã giảm sút. Hệ thống ngân hàng của Lào phải được củng cố và phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo là cầu nối vững chắc cho các hoạt động kinh tế; phải giữ được ổn định hệ thống tiền tệ, nâng cao vị thế của đồng kíp trong lĩnh vực thanh toán, chủ động kiểm soát được lạm phát; tiếp tục củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng và từng bước mở rộng thêm các định chế tài chính khác nhằm đáp ứng đủ vốn cho sản xuất trong nước, phát triển thị trường tiền tệ và tạo dựng những điều kiện cần thiết cho việc phát triển thị trường tiền tệ - thị trường vốn.

Trước những vấn đề đã nêu trên, để có thể đứng vững trong vòng xoáy của toàn cầu hóa, góp phần đảm bảo hội nhập thành công của nền kinh tế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trên trường quốc tế cũng như góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của toàn ngành ngân hàng trong giai đoạn 2001- 2005 và đến năm 2010, mục tiêu là:

- Đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.

- Kiểm soát lạm phát ở mức một con số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định nền kinh tế vĩ mô.

- Chủ động mở cửa thị trường tài chính, tham gia hội nhập quốc tế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh kết hợp với môi trường quản lý minh bạch rõ ràng.

- Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn và có sức cạnh tranh, đảm bảo điều kiện cho việc huy động và phân bổ vốn có hiệu quả ngồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực giám sát và quản lý, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của toàn hệ thống ngang tầm khu vực

- Nâng cao vai trò của ngân hàng trong việc thúc đẩy triển khai các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước như phát triển kinh tế theo ngành, theo vùng, theo lĩnh vực.

Dự báo một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành ngân hàng từ 2001-2005 và đến 2010:

Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: (1) Tăng trưởng kinh tế bình quân là 7,5%; (2) Lạm phát bình quân 8-9%; (3) Tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 13%; (4) Tăng trưởng nhập khẩu là 12%; (5) Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 10% GDP.

Đối với chỉ tiêu tiền tệ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng có một số chỉ tiêu sau: (1) Tăng trưởng tín dụng bình quân 21- 22%; (2) Huy động vốn tăng 26-27%; (3) Tăng trưởng

M2 bình quân năm 20- 21%; (4) Dự trữ ngoại hối 5,5% tháng nhập khẩu; (5) Thâm hụt cán

cân vãng lai bình quân 2,6% GDP; (6) Mức độ rủi ro vốn tự có/ Tổng tài sản có trên 9% (đối với hệ thống NHTM); (7) Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 4% (theo tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế); (8) Khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại bình quân 14- 16%; (9) Đối với lượng tiền cung ứng trên thị trường: Giảm tỷ trọng tiền mặt đưa vào cung ứng trên thị trường từ 70% xuống còn 50%; (10) Một số NHTM phải có vốn tự có đầy đủ trong hoạt đông kinh doanh; (11) Nâng cao tỷ trọng cán bộ ngân hàng có trình độ đại học và trên đại học từ 20% hiện nay lên 45% vào năm 2005 và 65% năm 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hũa dõn chủ nhân dân Lào ppt (Trang 79 - 81)