Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, hệ thống NHNN Lào cũng bắt đầu quá trình chuyển đổi cho phù hợp với xu thế chung. Đặc trưng cơ bản nhất là việc tách hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp, trong đó, NHNN giữ chức năng là ngân hàng phát hành và quản lý vĩ mô đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, còn các NHTM làm chức năng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Sự chuyển đổi này bắt đầu từ tháng 3/1990 nhưng do chưa xây dựng được hệ thống văn bản pháp quy đối với cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng nên chức năng NHTW của NHNN vẫn chưa được phát huy còn hệ thống NHTM thì mặc dù tăng về số lượng nhưng chất lượng hoạt động lại kém cỏi. Cho tới khi pháp lệnh về ngân hàng và nghị định NHTM được ban hành, hoạt động của hệ thống mới bắt đầu được đổi mới và phát triển. Từ năm 1991, NHNN Lào mới bắt tay vào việc xây dựng CSTT. Mục tiêu căn bản của CSTT thời kỳ này là giữ ổn định giá trị đồng Kíp Lào và góp phần tăng trưởng kinh tế
và việc xây dựng CSTT chủ yếu dựa vào lượng tiền cung ứng nên việc xác định khối lượng tiền cần cung ứng hàng năm phải phục vụ cho hai mục tiêu chính đó là:
Công cụ và biện pháp phòng chống lạm phát trong thời kỳ này như sau:
1. Công cụ lãi suất: NHNN đã tăng lãi suất tiết kiệm lên cao nhằm mục đích thu hồi bớt tiền trong lưu thông. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm danh nghĩa cao hơn tỷ lệ lạm phát làm cho lãi suất thực lớn hơn 0. Cung tiền giảm làm cho lãi suất cho vay cao lên, tiêu dùng và đầu tư giảm, sản xuất bị thu hẹp, giá cả giảm xuống.
Trong thời kỳ này Nhà nước thu được một lượng tiền lớn. Tuy nhiên, do lãi suất cho vay cao nên sản xuất bị ngưng trệ, nền kinh tế không phát triển được, thất nghiệp gia tăng. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước từng bước giảm dần lãi suất cho vay thông qua giảm dần lãi suất huy động. Thời kỳ này, lãi suất được xem như một công cụ quan trọng nhất của CTTT.
Bảng 2.13: Lãi suất tiền gửi và cho vay năm 1994-1996
Đơn vị tính: % tháng
Chi tiêu 1994 1995 1996
Lãi suất tiền gửi bình quân tháng 12 16 17
Lãi suất cho vay bình quân tháng 20 23 24
Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1997.
2. Công cụ tỷ giá: Trong thời điểm này tỷ giá hối đoái có sự biến động mạnh. Tỷ giá có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định giá trị đồng Kíp Lào vì trên đất Lào, người Lào chưa hoàn toàn tiêu tiền Lào. Nếu tỷ giá không được xác định hợp lý và điều hành không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng đầu cơ ngoại tệ. CSTT không còn ý nghĩa nữa. Vì lẽ đó, ở Lào tỷ giá được coi như một giải pháp hỗ trợ để thực hiện mục tiêu CSTT.
Bảng 2.14: Tỷ lệ mất giá đồng kíp Lào/ USD và đồng Baht Thái năm 1994-1997
Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997
Kíp/USD -0,5 -23 -5 -29.5
Kíp/Baht -0.8 -0.22 -4.8 -14.0
Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Lào năm 1997.
Năm 1994, hệ thống tỷ giá hối đoái nhiều tầng được hợp thành một loại tỷ giá chính thức và do NHNN điều hành. Việc áp dụng hệ thống tỷ giá này làm cho nhu cầu tích trữ hàng hóa, vàng, đô la giảm khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang trái và xuống dưới, chỉ số giá cả giảm xuống.
3. Đầu năm 1995 do tình hình lạm phát có biến động mạnh NHNN Lào cấm các NHTM cho vay quá 25% tổng dư nợ và công cụ dự trữ bắt buộc từ năm 1994, dự trữ bắt buộc trở thành công cụ điều hành CSTT chủ yếu của Lào. Nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD được công bố vào tháng 6/1994 là 10%.