Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam - chi nhánh An Giang (Trang 30 - 32)

7. Tổ chức công tác kế toán không dùng tiền mặt

1.1.1Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Công Thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo Nghịđịnh số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công Thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

NH Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp đặc biệt. Theo Quyết định số 196/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 của NHNN Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của NHCT VN được đổi thành Vietnam Bank for Industry and Trade, viết tắt là Vietinbank (tên giao dịch cũ là Industry and Comercial Bank of Viet Nam, viết tắt là Incombank), với phương châm hoạt động “vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp” NHCT VN đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự thành đạt của nhiều doanh nghiệp.

Ngày 23 tháng 09 năm 2008, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, NHNN ký quyết định số 20604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công Thương Việt Nam tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký duyệt quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

NHTMCP Công Thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0102038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Vietinbank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính, 01 sở giao dịch, 147 chi nhánh, 527 phòng giao dịch, 116 quỹ tiết kiệm, 1042 máy rút tiền tự động (ATM), 5 Văn phòng đại diện, va2 Công ty con bao gồm công ty cho thuê tài chính, công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công Thương (Vietinbank SC) và công ty Bất động sản và đầu tư tài chính ngân hàng Công Thương Việt Nam và công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công Thương Việt Nam, 3 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, NHCT còn là cổ đông lớn của những công ty hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam như: Ngân hàng Indovina và công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á-VietinBank (IAI), công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc

gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương… Với qui mô này, VietinBank trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. VietinBank hiện tại có quan hệđại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Trong suốt thời gian qua, VietinBank đã không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển và đã đạt được một số thành tựu nổi bật tính đến thời điểm hiện tại, đồng thời cũng là thế mạnh của NHCT so với các ngân hàng thương mại khác như sau:

• Tăng trưởng nhanh qui mô Tài sản Nợ, Tài sản Có và các nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư, khẳng định được vai trò một ngân hàng thương nại chủ lực ở Việt Nam. Mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới.

• Xây dựng, phát triển bộ máy tổ chức và mạng lưới kinh doanh lớn mạnh, phát triển nguồn nhân lực để vận hành có hiệu quả hệ thống kinh doanh của NHCT.VN.

• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, quy chế về nghiệp vụ và điều hành nội bộ: mang tính thống nhất, đầy đủ, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả. Có thể kểđến Bộ cẩm nang sổ tay tín dụng và 61 quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn khoa học được cấp chứng nhận ISO.

• Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Toàn bộ hệ thống mạng lưới trụ sở giao dịch kiêm kho từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đều khang trang hiện đại, được thiết kế qui chuẩn mang thương hiệu Vietinbank, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Với những kết quả đạt dược, VietinBank xứng đang nhận được nhiều giải thưởng lớn như: giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” cho sản phẩm thanh toán điện tử năm 2003, giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế 2003-2004 với tỷ lệ STP cao” do Citigroup trao tặng và giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2004, 2005, 2006, trong đó năm 2005 và năm 2006 đạt Topten, giải thưởng “Thương hiệu cạnh tranh năm 2006” do Cục Sở hữu trí tuệ trao tặng, giải thưởng “Ngọn Hải Đăng” năm 2006 do Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ trao tặng, giải thưởng “Cầu vàng” 2007 do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tổ chức bình chọn, và trong năm 2008, Ngân hàng Công thương còn đạt Giải thưởng “Sao vàng Thủ đô 2008” trao cho sản phẩm thẻ E-Partner, Cúp vàng “Thương hiệu- Nhãn hiệu” lần III, giải thưởng “Cúp vàng ISO lần thứ IV – 2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế”- International Star Award bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế”- Internatonal Star Award ( ISAQ) tại Thụy Sĩ, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được nhận vinh dự này.

Quá trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động của NHCT VN có thể được chia thành 3 giai đoạn sau:

9 Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990): Trong giai đoạn này Ngân hàng Công Thương Trung Ương chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý như một Liên hiệp Xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh thực hiện chếđộ hạch toán kinh tếđộc lập.

9 Giai đoạn thứ hai ( từ tháng 1/1991 đến tháng 9/1996): sau khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực thi hành ( 10/1990), theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ), NHCT VN mới thực sự trở thành một Ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh tiền tệ. Mô hình tổ chức kinh doanh được định hình rõ: NHCT VN là một pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tếđộc lập, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

9 Giai đoạn thứ ba (từ tháng 9/1996 đến nay): Theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước, NHCT VN được quản lý bởi Hội đồng Quản trị, điều hành bởi Tổng Giám đốc, có các chi nhánh là các đơnvị hạch toán phụ thuộc (chi nhánh cấp I ).

Một phần của tài liệu Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam - chi nhánh An Giang (Trang 30 - 32)