phát sinh sẽđược thu gom vào bể chứa, sử dụng phương pháp đông keo tụ kết hợp với bể lắng để xử lý nước thải loại nàỵ Sơđồ công nghệ xử lý thiết kế như sau:
Nước thải 1 2 3 4 Nước tuần hoàn hoặc thải ra môi trường tiếp nhận Ghi chú: 1 - Bểđông keo tụ 2 - Bể lắng 3 - Bể chứa bùn 4 - Bể chứa nước sau lắng Nước giếng Giàn mưa, ôxy hoá Bể lắng Bể lọc tinh Bể chứa TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Hình 6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất
* Nguyên lý hoạt động: Để tăng nhanh quá trình lắng các chất lơ lửng phân tán nhỏ... người ta dùng phương pháp đông keo tụ, khi đó nồng độ các chất ô nhiễm sẽ giảm xuống. Các loại chất đông keo tụ có thể dùng là nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua, PAC và các chất trợ đông tụ khác như polyacrylamit. Nước thải từ các nguồn thải phát sinh được thu gom vào bể chứa, từ bể chứa, sau đó đưa vào bể đông tụ với cánh quấy hoạt động liên tục để trộn đều hóa chất, công đoạn này cũng thường xuyên kiểm tra pH, sau đó đưa sang bể lắng, lớp huyền phù dạng bông sẽ được đưa sang bể (3), lớp bùn này là loại chất thải nguy hại được xử lý theo quy định; còn lại phần nước trong đưa sang bể (4) và từ bể này có thểđưa nước tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất hoặc có thể thải ra môi trường tiếp nhận.
c. Biện pháp xử lý nước mưa chảy tràn
Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn trong một trận mưa là 0,614 (m3/s), nước mưa chảy tràn này được thu gom vào hệ thống cống riêng. Đơn vị xây dựng hệ thống cống rãnh, có đậy nắp đan, độ dốc trung bình khoảng 0,5% chạy bao quanh các khu nhà sản xuất, nhà làm việc và chạy dọc theo tường rào khuôn viên nhà máy để thu gom nước mưạ Trên hệ thống thoát nước mưa có bố trí các hố lắng cát và lưới chắn rác. Sau đó lượng nước này mới được thải ra môi trường đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu cho nguồn tiếp nhận.
Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống dẫn nước mưạ Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời
Thực hiện tốt công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất bẩn trong nước mưạ
Hệ thống thu gom nước mưa theo sơđồ sau:
d. Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải của nhà máy khi đi vào sản xuất ổn định chủ yếu gồm nước thải từ khu vệ sinh, nước thải từ nhà bếp, nước thải từ nhà ăn cạ Nước thải sinh hoạt chủ yếu là ô nhiễm sinh học chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, theo tính toán ở trên thì lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày khoảng 20m3/ngàỵ
Nước mưa chảy tràn Lắng sơ bộ tại các hố ga Môi trường tiếp nhận Mương thoát nước
Giải pháp hợp lý để xử lý nước thải sinh hoạt là sử dụng phương pháp sinh học (hầm biogas kiểu bể tự hoại). * Thể tích yêu cầu của bể: V1 = d.Q (m3) Trong đó: V1 - Thể tích bể tự hoại (m3)
Q - Lưu lượng nước thải, Q = 20 (m3/ngày)
d - Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn d = 3 (ngày) V1 = 20 (m3/ngày) x 3 (ngày) = 60 (m3) * Thể tích phần bùn: Wb = b.N/1000 (m3) Trong đó: Wb - Thể tích ngăn chứa bùn (m3) N - Số người, N = 350 (người)
b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, b = 90 (lít/người) Wb = 90 x 350/1000 = 31,5 (m3)
Đơn vị có 2 khu vệ sinh nằm ở phía Tây và phía Nam của Nhà máy, mỗi khu có thể tích là 30m3/1 bể, trong đó thể tích bùn mỗi bể là 15,75 m3.
Nước thải sinh hoạt được dẫn vào hệ thống bể BASTAF kiểu tự hoạị Bể BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo TCVN 6772 - 2000 mức II (Tiêu chuẩn thải, nước thải sinh hoạt) được nhập chung vào hệ thống thoát nước của khu vực
Hình 7. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hình 8. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Nước sau Nước thải Bể chứa bùn Xử lý bùn Vận chuyển đến nơi quy định Bể BASTAF Bể chứa Nước đã xử lý Bùn cặn thải Bùn cặn thải Nước thải sinh hoạt
Bể BASTAF gồm 4 ngăn trong đó có 1 ngăn chứa và 3 ngăn điều dòng hướng lên, với loại bể này có thể xử lý cặn hữu cơ với hiệu quả xử lý hơn 85%. Nước thải sau khi qua bể BASTAF sẽđược dẫn vào hệ thống mương thoát nước trong khu vực. Dưới đây là nguyên lý làm việc của bể:
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, ngăn này có vai trò làm ngăn lắng và lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thảị Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật yếm khí trong lớp bùn hình thành ởđáy bể trong điều kiện động, các chất hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời cho phép tách riêng hai pha (lên men axit và lên men kiềm). Bể BASTAF cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt vật liệu lọc và giữ lại cặn lơ lửng trôi ra theo nước.