Nước mưa chảy tràn

Một phần của tài liệu 226130 (Trang 33 - 34)

Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên của dự án phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãị.. từ các sân bãi, đường đi, trên các mái nhà... gây ô nhiễm môi trường thủy vực tiếp nhận.

Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn được tính theo công thức sau: (Trích dẫn từ tài liệu: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản - Lê Văn Nãi)

QMax = 0,278 * K * I * A Trong đó:

Qmax: Lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn, m3/s

K: Hệ số chảy tràn, phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất (khu vực lát nhựa, bê tông, K = 0,8 ÷ 0,9)

I: Cường độ mưa trung bình trong khoảng thời gian có lượng mưa cao nhất, I = 80 mm/h

A: Diện tích khu vực, A = 32,454*10-3 km2 Như vậy lưu lượng cực đại của nước mưa chảy tràn là:

Qmax= 0,278 * 0,85 * 80 * 32,454*10-3 = 0,614 (m3/s) TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

So với nước thải, nước mưa khá sạch. Theo số liệu thống kê của WHO thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn thông thường vào khoảng 0,5 – 1,5mgN/l, 0,004 – 0,3 mgP/l, 10 – 20mgCOD/l và 10 – 20 mgTSS/l.

2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất làm vương vãi nguyên phụ liệu, các mẩu thừa của thành phẩm phát sinh do quá trình cắt, các bao bì hư hỏng, các loại vỏ bao đựng nguyên phụ liệu, vỏ hộp mực in và một phần phát sinh do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Cơ sở.

ạ Chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn trong quá trình sản xuất bao gồm:

- Đối với bao chứa hạt nhựa và phụ gia: mỗi năm Đơn vị nhập khoảng 5.000 tấn/năm (trọng lượng mỗi bao là 25kg/bao), như vậy sẽ có khoảng 200.000 baọ Ước tính mỗi vỏ bao nặng khoảng 0,2kg thì mỗi năm loại chất thải này phát sinh khoảng 40.000kg, như vậy mỗi ngày phát sinh khoảng 111kg/ngàỵ Tuy nhiên loại chất thải này được thu gom và tái sử dụng lại hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế khác.

- Loại chất thải rắn là các đầu bavia, mảnh bao phát sinh trong công đoạn kéo sợi, công đoạn dệt, công đoạn cắt bán thành phẩm, lượng chất thải rắn này phát sinh chiếm khoảng 0,1% lượng nguyên liệu đầu vàọ Như vậy mỗi năm lượng chất thải rắn loại này phát sinh khoảng 5.000kg/năm, hay gần 13,9 kg/ngàỵ

- Chất thải rắn là bao bì hỏng, giấy Kraff hỏng, rách, bỏ đi: ước tính loại này chiếm khoảng 35 tấn/năm hay 97,2 kg/ngàỵ

- Đối với loại chất thải là các hộp mực: mỗi năm Đơn vị sử dụng khoảng 120 tấn mực in, tính trung bình mỗi hộp mực có khối lượng khoảng 5kg/hộp, như vậy có khoảng 24.000hộp, với trọng lượng của một vỏ hộp nặng 0,5kg, như vậy mỗi ngày phát sinh khoảng gần 33,3 kg/ngày vỏ hộp mực cần xử lý.

- Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ công đoạn lau chùi khuôn in, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, chất thải rắn này chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, mực in. Lượng

Một phần của tài liệu 226130 (Trang 33 - 34)