Đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án

Một phần của tài liệu 226130 (Trang 36 - 39)

1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng

Dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao PP và bao phức hợp các loại được thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp, không phải thực hiện công tác di dân tái định cư, nên những tác động của việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là không có. Tuy nhiên việc phát triển một cơ sở sản xuất mới sẽ có những tác động đến môi trường vật lý và kinh tế - xã hội:

- Làm thay đổi mục đích sử dụng đất vào việc xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ khai thác sau này

- Làm thay đổi cơ cấu công nông nghiệp - dịch vụ tại địa phương

- Làm mất việc làm tạm thời cho những hộ dân có đất nằm trong đất của dự án

2. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng

2.1. Đánh giá các tác động đến môi trường không khí ạ Tác động của bụi: ạ Tác động của bụi:

Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình bốc dỡ, quá trình thi công xây dựng nền móng, xây dựng cơ sở hạ tầng... Xét về mặt kỹ thuật thì nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, có tính biến động cao, thay đổi tùy theo cường độ hoạt động xây dựng, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độẩm của đất và nhiệt độ không khí trong ngàỵ Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án, với đặc trưng là rất khó kiểm soát, khó xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.

Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn. Tác động đến thực vật làm ngăn cản quá trình sinh trưởng...

Tuy nhiên bụi phát sinh trong quá trình này thường có kích thước lớn và không có khả năng phát tán rộng, phần lớn sẽ phát tán ở khoảng cách không xa khu vực xây dựng. Do vậy nếu công tác che chắn trong xây dựng được thực hiện tốt thì sẽ hạn chếđược rất nhiều khả năng phát tán của bụi, từđó hạn chếđược những tác động đến môi trường.

b. Tác động của các khí thải từ các động cơ đốt nhiên liệu:

Thành phần của khí thải bao gồm các khí sau: CO, SO2, NOx, HC. Đây là các khí có độc tính cao đối với con người và động vật. Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng dầu điêzen có khả năng gây ung thư cho con ngườị Khoảng 30 công trình nghiên cứu dịch tễ trên từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số những người được nghiên cứụ Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong lĩnh vực y tế đã cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông trong thời gian dàị [http://www.neạgov.vn]

Khả năng gây ô nhiễm của các loại khí trên phụ thuộc vào khoảng cách, thời gian và không gian của các nguồn thải, thời gian thảị Khi các nguồn thải tập trung tại một địa điểm và phát thải cùng thời gian thì mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí là rất lớn. Để hạn chế mức độ ô nhiễm, Dự án sẽ bố trí các xe vận chuyển và thiết bị máy móc thi công làm việc theo một thời gian và không gian hợp lý nhằm tránh những ảnh hưởng của các khí thải tới môi trường.

2.2. Các tác động do tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động thi công xây dựng nhìn chung là lớn hơn rất nhiều so với tiếng ồn từ các nhà máy, dưới đây là bảng gây tiếng ồn của các thiết bị thi công xây dựng:

Bảng 26. Mức ồn của các máy xây dựng

Thiết bị Mức ồn ở điểm cách máy 15m, dBA

Máy ủi 93

Máy khoan đá 87

Máy đập bê tông 85

Máy cưa tay 82

Máy nén diezel có vòng quay rộng 80

Máy đóng búa 1,5 tấn 75

Máy trộn bê tông chạy bằng diezel 75

Khi tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và máy gấp đôi thì sẽ giảm hoặc tăng tiếng ồn là 6dBA.

Mức ồn của từng thiết bị gây ra ở trong khu vực xây dựng còn được tăng lên so với khu vực trống trải, vì có bổ sung phản xạ của các công trình lân cận.

2.3. Tác động của nước thải sinh hoạt

Căn cứ vào tải lượng các chất gây ô nhiễm tại bảng 19 và lưu lượng nước thải trang 27 có thể tính toán được nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 35 công nhân trên công trường.

Bảng 27. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) TCVN 6772 - 2000 Mức II (mg/l) 1 BOD5 1125 ÷ 1350 30 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 1750 ÷ 3625 50 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 4250 ÷ 5500 500 4 Nitrat (NO3-) 150 ÷ 300 30 5 Phosphat (PO43-) 15 ÷ 157,5 6 Ghi chú:

- TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt

- Mức II: áp dụng cho các Doanh nghiệp có diện tích khu vực làm việc từ 10.000m2đến 50.000 m2

Nhận xét:

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng nên nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối cao (từ bảng 27 cho thấy nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 37,5 ÷ 45 lần, SS vượt tiêu chuẩn cho phép 35 ÷ 72,5 lần, TDS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 8,5 ÷ 11 lần, Nitrat vượt tiêu chuẩn cho phép 5 ÷ 10 lần, Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 2,5 ÷ 26,25 lần). Như vậy với đặc tính của nước thải sinh hoạt chưa xử lý như trên thì đây là một nguồn ô nhiễm lớn và gây tác động xấu đến môi trường.

2.4. Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng

Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng có thể kéo theo bùn đất, cát, đá và các tạp chất như dầu mỡ, nguyên vật liệu rơi vãi, có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thu gom và thoát nước mưa của khu vực. Khi có mưa lớn hay hệ thống thu gom bị tắc nghẽn, khả năng thoát nước của hệ thống cống chung chậm, nước mưa chảy tràn cùng với đất cát, tạp chất có thể chảy tràn có thể chảy tràn vào hệ thống mương tưới tiêu nằm tiếp giáp với khu vực dự án, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước cũng như khả năng tiêu thoát nước của hệ thống nàỵ Tuy nhiên lưu lượng nước mưa phụ thuộc nhiều vào chế độ khí hậu thủy văn của khu vực và thường chỉ tập trung vào một số tháng trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8). Trong thời gian này lượng nước mưa của khu vực cũng khá lớn nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm nhanh, khả năng gây ra các ảnh hưởng xấu là không đáng kể.

2.5. Đánh giá tác động của chất thải rắn trong giai đoạn thi công Các tác động chính của chất thải rắn bao gồm: Các tác động chính của chất thải rắn bao gồm:

- Làm tăng độ đục của nước khi có mưa lớn, nước mưa kéo theo một lượng lớn bùn cát có thể gây ra hiện tượng bồi lắng hệ thống thoát nước của khu vực

- Đất cát và các vật liệu thải khác sẽ là nguyên nhân phát sinh bụi trong không khí, đặc biệt là khi có gió lớn

- Chất thải sinh hoạt nếu không thu gom triệt để sẽ là nguyên nhân phát sinh mùi khó chịụ..

* Nhận xét:

Nói chung các tác động môi trường trong giai đoạn thi công mang tính chất ngắn hạn không tránh khỏi nhưng cũng không đáng kể. Vì vậy các vấn đề môi trường của Dự án cần xem xét là các tác động của chất thải có thể có trong quá trình sản xuất đối với môi trường đất, nước, không khí.

2.6. Đánh giá sự phù hợp môi trường của phương án bố trí mặt bằng sản xuất

Việc bố trí nhà xưởng và các hạng mục công trình khác trên tổng mặt bằng diện tích của nhà máy tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, hệ thống đường giao thông bao quanh các nhà xưởng với hai cổng chính phụ đảm bảo cho xe ra vào chở nguyên liệu và hàng hóa thuận lợi; hệ thống cây xanh, hồ nước vừa làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan, vừa cải thiện vi khí hậu trong nhà máỵ Do đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy là gây ô nhiễm ở mức độ thấp, không phát tán các chất ô nhiễm đi xa, nên khi có gió mạnh theo hướng Đông Bắc hoặc Đông Nam thì khả năng các khu dân cư thôn Quỳnh Khê bị tác động bởi các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất của nhà máy là không đáng kể.

3. Đánh giá tác tới môi trường khi dự án đi vào hoạt động 3.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí 3.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí

ạ Đánh giá tác động bụi và khí thải do quá trình sản xuất

- Đánh giá tác động của bụi: Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất của Cơ sở bao gồm bụi vô cơ do phương tiện giao thông; trong phân xưởng có những hạt bụi nilon và bụi dạng son khÝ do quá trình pha mực in. Thường bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự chuyển động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt. Bụi gây ra nhiều tác hại cho con người, động vật và thực vật qua đường hô hấp, gây ra bệnh bụi phổi, bệnh viêm phế quản và gây suy hô hấp. Ngoài ra chúng còn gây phù niêm mạc mắt. Với thực vật, bụi bám lên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của câỵ

Giới hạn cho phép nồng độ bụi lơ lửng trong khu vực sản xuất theo TC 3733- 2002/QĐ-BYT là 6mg/m3, trong không khí xung quanh và khu vực dân cư theo TCVN 5937-2005 là 300 µm/m3.

Một phần của tài liệu 226130 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)