Các hợp chất hữu cơ bay hơi:

Một phần của tài liệu 226130 (Trang 41 - 42)

Các hợp chất hữu cơ bay hơi đều tồn tại ở dạng các hydrocacbon và các dẫn suất gồm 3 loại (no, không no, mạch vòng). Các hợp chất hữu cơ này bay hơi theo pha khí có thể kể ra ở đây là xylen, toluen, benzen, butyl axetat, xăng, dầu hỏạ.. Tùy thuộc vào khối lượng phân tử mà các chất này có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hay khí ở điều kiện nhiệt độ thường. Hỗn hợp các khí này với không khí hoặc oxy theo tỷ lệ nhất định có thể tạo thành hợp chất nổ. Nói chung hơi của các hợp chất này đều độc với cơ thể đặc biệt là các hydrocacbon thơm có thể gây dịứng da, suy hô hấp và có thể gây ung thư.

b. Tác động do ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ các bộ phận kéo sợi, dệt bao, cắt, tại máy tạo hạt và tiếng động cơ của các phương tiện giao thông ra vào nhà máỵ Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịụ Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con ngườị Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện cụ thể qua bảng 30

Nhìn chung ô nhiễm tiếng ồn mang tính chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong nhà máy là chủ yếu, mức độảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của nhà máy đến khu vực xung quanh là không đáng kể.

Bảng 30. Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe

0 Ngưỡng nghe thấy

100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ

120 Ngưỡng chói tai

130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên

145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ

160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm

190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm

c. Tác động do ô nhiễm nhiệt

Trong quá trình hoạt động sản xuất của Đơn vị, đặc biệt tại khu vực máy cán màng và máy tạo hạt có phát sinh nhiệt. Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người công nhân lao động trực tiếp, làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể công nhân sản sinh ra nhiều nhiệt sinh học hơn. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể người lao động không đủ để trung hòa các nhiệt dư thì gây ra trạng thái mệt mỏi, làm tăng khả năng gây chấn thương và có thể xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh do nhiệt caọ Trong điều kiện phải làm việc thời gian dài ở nhiệt độ cao sẽ gây rối loạn các hoạt động sinh lý của cơ thể và gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu quá trình này kéo dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên.

3.2. Đánh giá tác động đến môi trường nước ạ Tác động của nước thải sinh hoạt ạ Tác động của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Nguồn nước thải sinh hoạt này phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Căn cứ vào tải lượng các chất ô nhiễm tại bảng 25 trang 33 với lưu lượng nước thải đã tính toán ở trang 33 là 20m3/ngàyđêm, từ đó tính toán được nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 350 công nhân trong nhà máỵ Kết quả tính nồng độ các chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 31. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)

Một phần của tài liệu 226130 (Trang 41 - 42)