Nguyên nhân hạn chế rủi ro tín dụng trị Ngân hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 49 - 53)

III. THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

b.Nguyên nhân hạn chế rủi ro tín dụng trị Ngân hàng

● Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Thứ nhất: là phải kể đến đội ngũ cán bộ. Phần lớn cán bộ tín dụng tại Ngân

hàng Công thương Nghệ An đều còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa chủ động trong việc thẩm định vay vốn tìm kiếm khách hàng, kỹ năng thương lượng kém. Hơn nữa, nhiều cán bộ mới còn thiếu kiến thức về tài chính doanh nghiệp,

thẩm định dự án đầu tư và thanh toán quốc tế nên trong quá trình phân tích tín dụng, tính chính xác của kết quả chưa cao. Trong khi đó, công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ còn chưa thường xuyên. Cán bộ chưa được phân chia để chuyên môn hoá theo từng nhóm khách hàng nên công việc của một cán bộ thường ở mức quá tải, nhưng lại không sâu về một lĩnh vực nào đó. Mặc dù đã được tạo điều kiện nhưng các thông tin mới về tình hình kinh tế, pháp luật các cán bộ tín dụng vẫn chưa nắm bắt và cập nhật đầy đủ.

Thứ hai: Việc thực hiện quy trình tín dụng chưa được đầy đủ. Sổ tay tín

dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam được xây dựng rất chi tiết và cụ thể nhằm bảo đảm cho hoạt động tín dụng an toàn và sinh lợi. Thực hiện đúng và đầy đủ như quy định thì có thể hạn chế được rất nhiều rủi ro nhưng đối với những khoản vay nhỏ thì việc tuân thủ quy trình là rất ít. Đặc biệt ở khâu phân tích trước khi cho vay và giám sát sau khi giải ngân, CBTD thường chỉ quan tâm theo dõi các khoản vay hoạt động kém hiệu quả. Trong khi khách hàng lớn hoạt động chưa có dấu hiệu gì không tốt thì CBTD rất ít xuống cơ sở xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, đôn đốc việc thu nợ. Thực tế cho thấy nhiều khi rủi ro xảy ra là do cán bộ không thực hiện đủ hoặc đúng quy trình.

Thứ ba: Công tác lập và sắp xếp hồ sơ còn nhiều sai sót. Điển hình là giấy

tờ về tài sản đảm bảo tiền vay và một số hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng không đủ tính pháp lý, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước dẫn đến việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn. Việc soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm phát sinh mới chưa được chú trọng đúng mức, vẫn còn tồn tại tình trạng soạn thảo để nguyên hướng dẫn của mẫu hướng dẫn mà không soạn thảo lại. Các sai sót như vậy có thể nhỏ nhưng khi khiếu kiện khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng tín dụng thì đây có thể là những khe hở gây thiệt hại tới ngân hàng.

Thứ tư: Năng lực hiện tại của cán bộ lãnh đạo còn nhiều bất cập. Đặc biệt

là năng lực chuyên môn và năng lực điều hành. Do năng lực chuyên môn chưa cao, nên cán bộ lãnh đạo còn chưa nắm bắt được tình hình thực sự của hoạt

động tín dụng tại ngân hàng nên chưa có những biện pháp cụ thể, hiệu quả nhanh chóng chấn chỉnh. Hơn nữa, công tác điều hành của cán bộ lãnh đạo còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa khoa học và toàn diện.

●Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp mới thành lập ngày càng tăng. Bên cạnh số đông doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tôn trọng pháp luật thì cũng không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, trái pháp luật, điển hình là lập hồ sơ giả trong hoàn thuế GTGT, trong hợp đồng bảo hiểm, mua bán đất đai của dự án. Mà trong các doanh nghiệp này có một số doanh nghiệp được đánh giá là có tín nhiệm, được vay vốn với số lượng lớn. Do đó, rủi ro là điều dễ hiểu. Chẳng hạn như Công ty TNHH Bình Minh đã vay vố tại Ngân hàng Công Thương Nghệ An với số tiền 1.500.000.000 VND, ngày 17/04/1997 vay tiếp 280,000 USB. Tài sản đảm bảo cho món vay trên là toàn bộ diện tích lô đất theo QĐ số 1638 do UBND tỉnh Nghệ An cấp ngày 14/11/1994 và Nhà kho, nhà bảo vệ của Công ty TNHH Bình Minh tại xã Nghi Kim – Nghi Lộc – Nghệ An. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động , do quản lý yếu kém nên việc kinh doanh của Công ty bị thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng

Ngoài ra, trong số khách hàng của ngân hàng Công thương Nghệ An, tồn tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, các tài sản đảm bảo thì thường không đầy đủ về thủ tục pháp lý, lại chuyển sang cổ phần hoá đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một yếu tố nữa cần chú ý là hai nhóm khách hàng của Ngân hàng Công thương Nghệ An là ngành lương thực và vật tư nông nghiệp. Doanh số cho vay hai ngành này thường rất lớn, khoảng từ 700 - 800 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, hai ngành này lại chịu tác động rất nhiều của diễn biến thị trường, của thời tiết, dịch bệnh, khi xẩy ra rủi ro thì thiệt hại thường rất lớn

● Nguyên nhân khác:

Thứ nhất: Sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng. Sau khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách tăng lãi suất tiền gửi, trong khi đó lại xác định lãi suất khoản vay thấp hơn mức độ rủi

ro của khách hàng. Điều này không chỉ làm giảm thu nhập của các ngân hàng mà còn không khuyến khích khách hàng cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng từ hai phía ngân hàng và khách hàng. Nếu ngân hàng tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất như thế sẽ dẫn đến hậu quả là khi không còn đủ nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với nhiều điều kiện khắt khe sẽ dẫn đến mất dự án có độ an toàn và chỉ có thể chấp nhận được khách hàng có độ rủi ro cao.

Thứ hai: Rủi ro chính sách. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngân hàng

trên thế giới cũng như các nước phát triển khác, rủi ro tín dụng ở Việt Nam chịu nhiều tác động của yếu tố rủi ro chính sách. Chỉ riêng trong năm 2004, những thay đổi liên tục trong điều hành chính sách thuế với đối với ngành thép, ngành kinh doanh bất động sản (không cho bán nền) cho thấy sự không ổn định trong chính sách đã khiến các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình. Môi trường kinh doanh không ổn định thường xuyên sẽ gián tiếp làm suy yếu điều kiện tài chính của người vay.

Thứ ba: Tính chính xác và sẵn có của thông tin. Phần lớn các thông tin do

các doanh nghiệp cung cấp đều không phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các kênh thông tin khác như trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước hay trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam lại hoạt động chưa hiệu quả, chỉ cung cấp được một số lượng và mức độ thông tin nhất định. Thậm chí các bộ, ban ngành liên quan cũng chưa có sự phối hợp nhằm tạo điều kiện cho CBTD đánh giá chính xác về khách hàng. Chính vì vậy mà còn tồn tại nhiều trường hợp cho vay không hiệu quả.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG NGHỆ AN

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 49 - 53)