Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 41)

III. THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

a. Cơ chế quản lý

Ngân hàng Công thương Nghệ An được thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam năm 1997, sửa đổi bổ sung năm 2004. Mọi hoạt động của ngân hàng tuân theo các quy định của nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Công thương Việt Nam trên tất cả các nghiệp vụ, các lĩnh vực.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng (rủi ro xuất hiện khi tiến

hành hoạt động kinh doanh, trước khi tính đến

ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ) Tổng hợp, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro Đánh giá rủi ro kiểm soát

(rủi ro vẫn tồn tại từ những rủi ro tiềm tàng, sau khi tính đến tác động

của hệ thông kiểm soát nội bộ)

Kế hoạch kiểm toán năm

b. Thực trạng hoạt động

Điều hành lãi suất huy động và chính sách huy động vốn một cách linh hoạt, tuân thủ nghiêm túc các quy định của hiệp hội ngân hàng, của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi gửi tiền tại Ngân hàng Công thương Nghệ An. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Nghệ an tiếp tục đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Đây là một thành công lớn nhằm đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về huy động vốn trên địa bàn.

Chỉ đạo và tổ chức tốt các hội nghị chuyên đề như: Hội nghị chuyên đề về mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp dân doanh; Hội nghị chuyên đề về xử lý thu hồi nợ, đề từ đó tìm ra những giải pháp thực sự hiệu quả để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trong chỉ đạo công tác đầu tư tín dụng, đã tuân thủ chặt chẽ các quy định của cấp trên, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động phù hợp với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Chỉ đạo bám sát các chương trình, mục tiêu kinh tế, các dự án trọng điểm của địa phương để đầu tư vốn, phân bổ vốn đầu tư hợp lý đối với mọi thành phần kinh tế, quan tâm phục các công trình trọng điểm. Chú trọng đầu tư vào thành phần kinh tế dân doanh và luôn xác định đây là phân đoạn thị trường đầu tư chính trong chiến lược kinh doanh.

Tổ chức việc nâng cấp và trang bị mới các công cụ làm việc tại các điểm giao dịch đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị và cơ chế khuyến mại nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch, nhất là khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối…

Triển khai kịp thời và cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng, hướng hoạt động kinh doanh vận hành đúng quy trình, quy phạm, nâng cao chất lượng các mặt công tác, đem lại hiệu quả thiết thực. Trong năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh gặp

không ít khó khăn. Tuy nhiên, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng đã hoàn thành tương đối toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đều thực hiện đạt và vượt kế hoạch được giao.

Thành tích kinh doanh đạt được trong năm thể hiện sự nhận thức đầy đủ và sự chỉ đạo nghiêm túc, toàn diện đối với các mặt hoạt động kinh doanh. Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh phải thực hiện ổn định cũng như tăng trưởng ngay từ đầu năm và điều hành kịp thời qua từng thời kỳ.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch thể hiện qua bảng sau(1)

T T CHỈ TIÊU Đơn vị Kế hoạch năm 2007 Thực hiện đến 31/12/2007 (%) KH năm 1 2 3 4 1 Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 980 972 99.2% - VNĐ Tỷ đồng 750 749 99.9% - Ngoại tệ quy VNĐ Tỷ đồng 230 223 97.0%

2 Dư nợ cho vay nền kinh tế Tỷ đồng 928 971 104.6%

- VNĐ Tỷ đồng 662 727 109.8%

- Ngoại tệ quy

VNĐ Tỷ đồng 266 244 91.7%

3 Cơ cấu dư nợ

- Cho vay không có BĐTS % / Tổng DN 41% 34.0% 82.9% - Cho vay DNNN % / Tổng DN 51% 45.0% 88.2% 4 Nợ nhóm 2 Triệu đồng 60,000 32,820 54.7% 5 Nợ xấu Triệu đồng 3,000 640 21.3% 6 Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng: Triệu đồng 11,000 7.305 66.4%

7 Thu hồi các khoản nợ đã được Chính phủ cấp nguồn xử lý: Triệu đồng 3,800 546 14.4%

8 Thu dịch vụ ngân hàng Triệu đồng 4,500 4,683 104.1% 9 Trích dự phòng rủi ro Triệu đồng 7,479 7,479 100.0% 10 Lợi nhuận đã trích DPRR Triệu đồng 23,000 17,550 76.3% (1): Trích từ Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007- NHCTNA

c. Công tác huy động vốn

* Tăng trưởng nguồn vốn huy động:

- Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm đạt 972 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 6,3% so với đầu năm, đạt 99,2% kế hoạch.

- Mức tăng trưởng về số tuyệt đối 58 tỷ đồng so với đầu năm.

- Nguồn vốn huy động bình quân trong năm đạt 937 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 6,3% so với nguồn vốn huy động bình quân năm 2006.

- Thị phần nguồn vốn huy động của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 10% trên toàn tỉnh.

* Cơ cấu nguồn vốn huy động: ● Cơ cấu theo loại tiền:

- Huy động vốn bằng VND đến cuối năm đạt 749 tỷ đồng, tăng trưởng 8,2% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 77% trên tổng nguồn vốn huy động ;

- Huy động vốn bằng ngoại tệ quy đổi đến cuối năm đạt 223 tỷ đồng, ổn định so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 23% trên tổng nguồn vốn huy động.

● Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng:

- Tiền gửi TCKT đến cuối năm đạt 134 tỷ đồng năm, tăng trưởng 16,5% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 13,8% trên tổng nguồn vốn huy động ;

- Tiền gửi tiết kiệm đến cuối năm đạt 782 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 80% trên tổng nguồn vốn huy động ;

- Phát hành các công cụ nợ đến cuối năm đạt 48 tỷ đồng, giảm 53,4% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 5% trên tổng nguồn vối huy động.

Công tác huy động vốn luôn tiếp tục cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, sự biến động của thị trường chứng khoán, ngoại tệ và bất động sản nên cá nhân và doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi có rất nhiều kênh đầu tư vốn để lựa chọn. Đặc biệt, sự biến động tăng của thị trường vàng trong thời gian qua đã gây áp lực đối với các ngân hàng vì khách hàng rút tiền gửi VND từ các ngân hàng để mua vàng dự trữ. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng khiến cho lãi suất thực tế các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng bị âm, nên tiền gửi tiết kiệm không có sức hút đối với khách hàng.

Khắc phục những yếu tố không thuận lợi, công tác huy động vốn đã đáp ứng tốt những nhu cầu sử dụng vốn, tạo điều kiện trong việc chủ động vốn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế. Ngân hàng đã thực hiện các giải pháp tích cực, có hiệu quả về huy động vốn, trong đó tập trung các giải pháp như: điều hành linh hoạt lãi suất huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động phù hợp với thị hiếu người gửi như: tiết kiệm dự thưởng; tiết kiệm có khuyến mại; phát hành kỳ phiếu thương mại với lãi suất hấp dẫn để thu hút thêm khách hàng. Bên cạnh đó là việc luôn quan tâm đến vấn đề chăm sóc, phục vụ chu đáo làm cho khách hàng luôn yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi gửi tiền tại Ngân hàng Công thương Nghệ An. Mặt khác, chi nhánh đã cố gắng trang bị cơ sở vật chất để nâng cao điều kiện giao dịch, nâng cấp và thành lập mới các điểm giao dịch để phục vụ ngày càng tốt hơn mọi nhu cầu của khách hàng.

d. Công tác tín dụng

* Thực hiện các chỉ tiêu tín dụng:

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm đạt 971 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15% so với đầu năm và đạt 105% kế hoạch.

- Mức tăng về số tuyệt đối 126 tỷ đồng so với năm 2006.

- Dư nợ bình quân trong năm đạt 829 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 3,6% so với dư nợ bình quân năm 2006.

- Thị phần dư nợ của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 8% trên toàn tỉnh.

- Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước 45% trên tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo 34% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu 0,057% trên tổng dư nợ.

* Phân tích theo cơ cấu dư nợ: ● Dư nợ phân theo thời gian:

- Dư nợ ngắn hạn đến cuối năm đạt 546 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng 18,4% so với đầu năm.

- Dư nợ trung, dài hạn đến cuối năm đạt 384 425 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng 10,7% so với đầu năm.

● Dư nợ theo chất lượng:

- Dư nợ nhóm 1: 937,7 tỷ đồng, chiếm 96,6% trên tổng dư nợ. - Dư nợ nhóm 2: 32,8 tỷ đồng, chiếm 3,4% trên tổng dư nợ.

- Dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5): 551 triệu đồng, chỉ chiếm 0,057% trên tổng dư nợ.

Công tác tín dụng trong năm qua thực hiện với mục tiêu xuyên suốt đó là “nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Quản lý tín dụng theo đúng tiêu chuẩn ISO, chất lượng quản lý rủi ro tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ tín dụng tại các phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro. Đồng thời, công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với các bộ phận chuyên trách là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Sự thay đổi về tư duy quản lý, phương thức quản trị rủi ro tín dụng là bước chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh trong tương lai, đặc biệt là trong điều kiện Ngân hàng Công thương thực hiện cổ phần hóa.

Công tác đầu tư, cho vay đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ vốn cho các dự án mới đi vào hoạt động. Chú trọng tới các chương trình thu mua nông sản thực phẩm xuất khẩu hàng hoá, đầu tư vốn cho các dự án miền Tây Nghệ An nhằm phục vụ tốt định

hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Trong năm, ngân hàng đã tiếp tục giải ngân dự án thủy điện Quảng Trị và dự án Thuỷ điện Bản vẽ nên đã nâng tổng dư nợ cho vay, góp phần cải thiện tốt cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực hơn.

e. Công tác thu hồi nợ ngoại bảng

Thu nợ đã xử lý rủi ro ngoại bảng năm 2007 đạt: 7.305 triệu đồng, tăng 2.041 triệu đồng so với năm 2006, chỉ đạt 66,4% so với kế hoạch. Trong đó thu nợ ngoại bảng đã hạch toán thu nhập: 6.420 triệu đồng; thu nợ ngoại bảng đang hạch toán trên tài khoản tạm giữ 885 triệu đồng.

Công tác thu nợ ngoại bảng gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các khoản nợ ngoại bảng không đủ tính pháp lý, khách hàng cố tình chầy ỳ không trả nợ. Tuy nhiên, xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, công tác xử lý thu hồi nợ ngoại bảng trong năm đã được chỉ đạo xuyên suốt. Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tích cực như: tiếp tục phát huy tốt vai trò của các tiểu ban thu nợ đã hoạt động hiệu quả trong những năm qua; lãnh đạo chi nhánh đã trực tiếp đi đến từng con nợ để đôn đốc, chỉ đạo phòng đầu mối giải quyết dứt điểm từng khoản nợ sau khi đã phân tích; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Toà án, Công an để có sự hỗ trợ trong việc thu hồi nợ.

f. Kết quả tài chính

● Tổng thu nhập: 127.162 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 27,7% so với

năm 2006, số tuyệt đối tăng 27.580 triệu đồng. Trong đó :

- Thu lãi từ hoạt động tín dụng: 99.012 triệu đồng, chiếm 78% tổng thu nhập;

- Thu lãi gửi vốn về trung ương: 13.280 triệu đồng, chiếm 10,4% tổng thu nhập;

- Thu dịch vụ ngân hàng: 4.683 triệu đồng, chiếm 3,7% tổng thu nhập;

● Tổng chi phí: 109.612 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18,65% so với năm

2006, số tuyệt đối tăng 17.234 triệu đồng. Trong đó:

- Chi lãi huy động vốn: 63.619 triệu đồng, chiếm 58% tổng chi phí; - Chi cho CBCNV: 10.903 triệu đồng, chiếm 10% tổng chi phí;

- Chi trích lập DPRR: 7.479 triệu đồng, chiếm 6,8% tổng chi phí;

● Lợi nhuân đã trích DPRR đạt 17.550 triệu đồng, tăng 10.346 triệu đồng

so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng 144%. Đây là năm Chi nhánh đạt mức lợi nhuận đã trích DPRR cao nhất từ trước đến nay.

2. Những kết quả đạt được

● Ngân hàng Công thương Nghệ An đã chủ động xây dựng các mục tiêu,

nhiệm vụ trọng tâm trong năm và các giải pháp để thực hiện. Bám sát các chủ trương; mục tiêu của Ngân hàng Công thương Việt Nam; định hướng phát triển kinh tế của tỉnh để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh cho chi nhánh trong từng thời kỳ. Trong hoạt động tín dụng, luôn quan tâm đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, dự án trọng điểm của địa phương để một mặt vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị mặt khác đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của đồng vốn.

● Nâng cao năng lực điều hành của Ban Giám đốc đối với các phòng

ban: giao nhiệm vụ cụ thể và xử lý kịp thời các công việc mà các phòng ban tham mưu đề xuất. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng trong thực hiện nhiệm vụ.

● Có các chính sách hợp lý với từng đối tượng khách hàng: Chính sách

khuyến mại, chính sách lãi suất và phí dịch vụ để khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng Công thương.

● Phối hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của Đảng với hoạt động chuyên môn và

các đoàn thể tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

● Luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ, không ngừng nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị; trình độ am hiểu về kiến thức kinh tế thị trường, nâng cao phẩm chất đạo đức người cán bộ Ngân hàng.

● Đã mở rộng thị trường hoạt động, xây dựng thương hiệu và uy tín trên

ứng nhu cầu cho vay trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng.

3. Những điểm yếu và nguyên nhâna. Điểm yếu trong quản trị rủi ro a. Điểm yếu trong quản trị rủi ro

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, Ngân hàng Công thương Nghệ An vẫn còn tồn tại một số điểm yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động tín dụng vẫn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể là

năm 2003 và năm 2004, mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ rất thấp nhưng lại không phản ánh hết được rủi ro tín dụng. Do vậy, nhiều khoản nợ được ngân hàng đánh giá là nợ đủ tiêu chuẩn và không phải trích lập dự phòng rủi ro thì sang năm 2005 lại thành nợ xấu. Năm 2005 khi phân loại lại nợ theo quy định mới thì nợ cơ cấu lại thời hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ không đủ tiêu chuẩn. Trong năm 2007, dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5): 551 triệu đồng, chỉ chiếm 0,057% trên tổng dư nợ.

Thứ hai, công tác phân loại và xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt. Năm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w