III. THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
d. Công tác tín dụng
* Thực hiện các chỉ tiêu tín dụng:
- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến cuối năm đạt 971 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15% so với đầu năm và đạt 105% kế hoạch.
- Mức tăng về số tuyệt đối 126 tỷ đồng so với năm 2006.
- Dư nợ bình quân trong năm đạt 829 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 3,6% so với dư nợ bình quân năm 2006.
- Thị phần dư nợ của Chi nhánh chiếm tỷ trọng 8% trên toàn tỉnh.
- Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước 45% trên tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo 34% trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu 0,057% trên tổng dư nợ.
* Phân tích theo cơ cấu dư nợ: ● Dư nợ phân theo thời gian:
- Dư nợ ngắn hạn đến cuối năm đạt 546 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56% tổng dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng 18,4% so với đầu năm.
- Dư nợ trung, dài hạn đến cuối năm đạt 384 425 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng 10,7% so với đầu năm.
● Dư nợ theo chất lượng:
- Dư nợ nhóm 1: 937,7 tỷ đồng, chiếm 96,6% trên tổng dư nợ. - Dư nợ nhóm 2: 32,8 tỷ đồng, chiếm 3,4% trên tổng dư nợ.
- Dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5): 551 triệu đồng, chỉ chiếm 0,057% trên tổng dư nợ.
Công tác tín dụng trong năm qua thực hiện với mục tiêu xuyên suốt đó là “nâng cao chất lượng tín dụng, hướng tới thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Quản lý tín dụng theo đúng tiêu chuẩn ISO, chất lượng quản lý rủi ro tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ tín dụng tại các phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro. Đồng thời, công tác khách hàng và phát triển kinh doanh được chuyên biệt hóa với các bộ phận chuyên trách là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Sự thay đổi về tư duy quản lý, phương thức quản trị rủi ro tín dụng là bước chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh trong tương lai, đặc biệt là trong điều kiện Ngân hàng Công thương thực hiện cổ phần hóa.
Công tác đầu tư, cho vay đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phục vụ vốn cho các dự án mới đi vào hoạt động. Chú trọng tới các chương trình thu mua nông sản thực phẩm xuất khẩu hàng hoá, đầu tư vốn cho các dự án miền Tây Nghệ An nhằm phục vụ tốt định
hướng phát triển kinh tế của tỉnh. Trong năm, ngân hàng đã tiếp tục giải ngân dự án thủy điện Quảng Trị và dự án Thuỷ điện Bản vẽ nên đã nâng tổng dư nợ cho vay, góp phần cải thiện tốt cơ cấu dư nợ theo hướng tích cực hơn.