Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 58 - 61)

- Môi trường tự nhiên

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần phối hợp với ngân hàng cấp dưới tổ chức các hội thảo chuyên đề tín dụng để cán bộ tín dụng có thể trao đổi kinh nghiệm công tác và tiếp thu những kiến thức mới.

+ Là chi nhánh mới được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, đề nghị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam xét duyệt cho các nhu cầu thiết yếu đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản cố định.

+ Hỗ trợ chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ như là trình độ tin học, nghiệp vụ thẩm định các dự án lớn….để nâng cao chất lượng tín dụng.

+ Ban tín dụng xây dựng cho cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chí cho một số ngành cơ bản để dể thực hiện, cung cấp thông tin dự báo kịp thời để chi nhánh nắm được có hướng chỉ đạo.

+ Đối với các quy định về các loại phí đề nghị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam áp dụng khung, để các chi nhánh điểu chỉnh cho phù hợp với các mức phí chung của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

+ Đối với nghiệp vụ cho thuê tài chính, hiện nay mới chỉ áp dụng ở các đô thị và các khách hàng doanh nghiệp trong khi khu vực nông thôn rộng lớn đang rất cần nhiều chủng loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nhưng chưa được quan tâm đầu tư thích đáng. Do vậy trong thời gian tới cần phát triển nghiệp vụ này ở nông thôn.

+ Do đặc thù cho vay hộ nông dân có chi phí lớn, phải xuống tận cơ sở và tiếp xúc với số đông hộ cho vay nên chăng có chế độ ưu đãi với những cán bộ tín dụng để họ yên tâm công tác và phát huy hết khả năng của mình để nâng cao chất lượng tín dụng. Thường xuyên quan tâm động viên khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi có như vây mới đảm bảo chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay

+ Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản quyết định của ngân hàng nhà nước.

+ Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của các chi nhánh.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm của các ngân hàng thương mại. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nhưng mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là việc làm khó khăn đối với mọi ngân hàng thương mại nói chung và đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng khi cấp tín dụng. Chất lượng tín dụng không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà nó còn phụ thuộc vào nhân tố khách quan như khách hàng, môi trường kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên…

Tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông Phúc Yên vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo yêu cầu phát triển một cách an toàn, bền vững trở thành vấn đề đã và đang được quan tâm đặc biệt.

Qua thực tế phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho thấy chất lượng tín dụng tai chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên còn thấp do nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, chính từ các nguyên nhân đó mà giải pháp và kiến nghị được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Các giải pháp được đưa ra cụ thể là: Nâng cao trình độ và bồi dưỡng đạo đức cán bộ tín dụng, tăng cường công tác thanh tra, giám sát tín dụng, đa dạng hoá hình thức tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn và thực hiện quy trình tín dụng một cách hợp lý. Trong đó giải pháp đa dạng hoá hình thức tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao trình độ và bồi dưỡng đạo đức cán bộ tín dụng là giải pháp quan tâm hàng đầu. Những giải pháp hữu hiệu được đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phúc Yên.

Một phần của tài liệu nh118 (Trang 58 - 61)

w